Da hóa thạch cổ đại 289 triệu tuổi tiết lộ bí mật sốc

Lớp da 289 triệu năm tuổi hé lộ sự sống kỳ bí từng tồn tại trước cả khủng long, làm đảo lộn những hiểu biết cũ về thời tiền sử.

Khi tiến hành khai quật tại hang động đá vôi Richards Spur ở Oklahoma, Mỹ, các nhà khoa học đến từ trường Đại học Toronto bất ngờ phát hiện một vật thể lạ bí ẩn. Ảnh: @Đại học Toronto.

Khi tiến hành khai quật tại hang động đá vôi Richards Spur ở Oklahoma, Mỹ, các nhà khoa học đến từ trường Đại học Toronto bất ngờ phát hiện một vật thể lạ bí ẩn. Ảnh: @Đại học Toronto.

Đó là một mảnh da hóa thạch động vật được bảo quản cực kỳ tốt. Ảnh: @Đại học Toronto.

Đó là một mảnh da hóa thạch động vật được bảo quản cực kỳ tốt. Ảnh: @Đại học Toronto.

Các kỹ thuật thăm dò, nghiên cứu khảo cổ chuyên sâu hơn cho thấy, mảnh da hóa thạch này thuộc về Captorhinus aguti, một loài bò sát đầu tiên sống vào thời kỳ Kỷ Permi, cách đây khoảng 289 triệu năm trước. Ảnh: @Đại học Toronto.

Các kỹ thuật thăm dò, nghiên cứu khảo cổ chuyên sâu hơn cho thấy, mảnh da hóa thạch này thuộc về Captorhinus aguti, một loài bò sát đầu tiên sống vào thời kỳ Kỷ Permi, cách đây khoảng 289 triệu năm trước. Ảnh: @Đại học Toronto.

Không quá khó để nhận thấy, miếng da có bề mặt sần sùi và trông khá giống với da cá sấu ngày nay. Ảnh: @Đại học Toronto.

Không quá khó để nhận thấy, miếng da có bề mặt sần sùi và trông khá giống với da cá sấu ngày nay. Ảnh: @Đại học Toronto.

Ethan Mooney, một giáo sư đến từ trường Đại học Toronto, cho biết: “Việc bảo quản da loài bò sát Captorhinus aguti trong trường hợp này là rất độc đáo, vì các đặc điểm đặc thù của hệ thống hang động Richards Spur, bao gồm các trầm tích đất sét mịn làm chậm quá trình phân hủy, cũng như do môi trường hang động ít có oxy dồi dào”. Ảnh: @Đại học Toronto.

Ethan Mooney, một giáo sư đến từ trường Đại học Toronto, cho biết: “Việc bảo quản da loài bò sát Captorhinus aguti trong trường hợp này là rất độc đáo, vì các đặc điểm đặc thù của hệ thống hang động Richards Spur, bao gồm các trầm tích đất sét mịn làm chậm quá trình phân hủy, cũng như do môi trường hang động ít có oxy dồi dào”. Ảnh: @Đại học Toronto.

Theo Ethan Mooney, con vật có thể đã rơi vào hệ thống hang động này vào đầu kỷ Permi và bị chôn vùi trong các trầm tích đất sét rất mịn, điều này làm chậm quá trình phân hủy. Miếng da này là thứ đầu tiên mà nhóm chúng tôi tìm thấy được. Ảnh: @Đại học Toronto.

Theo Ethan Mooney, con vật có thể đã rơi vào hệ thống hang động này vào đầu kỷ Permi và bị chôn vùi trong các trầm tích đất sét rất mịn, điều này làm chậm quá trình phân hủy. Miếng da này là thứ đầu tiên mà nhóm chúng tôi tìm thấy được. Ảnh: @Đại học Toronto.

Ethan Mooney cho biết thêm: “Việc tìm thấy hóa thạch da cổ như vậy là cơ hội đặc biệt để nhìn lại quá khứ và xem da của một số loài động vật tiền sử đầu tiên trông như thế nào”. Ảnh: @Đại học Toronto.

Ethan Mooney cho biết thêm: “Việc tìm thấy hóa thạch da cổ như vậy là cơ hội đặc biệt để nhìn lại quá khứ và xem da của một số loài động vật tiền sử đầu tiên trông như thế nào”. Ảnh: @Đại học Toronto.

Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.

Thiên Đăng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/da-hoa-thach-co-dai-289-trieu-tuoi-tiet-lo-bi-mat-soc-post1553620.html