Đà Lạt năm 1908 (tiếp theo)

Đường càng ngày càng bị hư hỏng, hướng xuống thung lũng, vượt qua vài hố sâu. Đất đào đắp vẫn còn nhưng tất cả cây cầu không còn nguyên vẹn, đã gãy, chúng tôi phải đi vòng và vượt qua những dòng suối cạn. Lẽ nào đường đi đến Djiring mãi như thế này?

[links()] Đà Lạt, 29 tháng 3

Sáng hôm nay, chúng tôi lên đường, trở lại vài cây số để đi trên con đường đến Djiring như tấm bảng nhỏ đã ghi tôi thấy hôm qua.

Đường bắt đầu trên vùng đất đỏ, chạy giữa rừng thông thường phủ một màu xanh lên các ngọn đồi rồi xuống thấp dần, ít người đi lại, đường bị hư hại, ít được hay không được sửa chữa, cỏ mọc lấn lên đường. Đường chạy ven sườn đồi một thung lũng dài, hoàn toàn hoang vắng. Vài đàn nai đi ngang qua. Phía dưới thung lũng, khắp trên cao nguyên, nai là động vật duy nhất có thể thấy. Chúng tự do đi dạo theo từng đàn nhỏ và trong mùa này tìm cỏ xanh trên những vùng hơi ẩm ướt.

Đường càng ngày càng bị hư hỏng, hướng xuống thung lũng, vượt qua vài hố sâu. Đất đào đắp vẫn còn nhưng tất cả cây cầu không còn nguyên vẹn, đã gãy, chúng tôi phải đi vòng và vượt qua những dòng suối cạn. Lẽ nào đường đi đến Djiring mãi như thế này?

Trong thung lũng chúng tôi dần dần đến gần dòng sông. Tình hình càng ngày càng đáng lo ngại. Đường đã vắng vẻ, dòng sông càng vắng vẻ và hình như hoàn toàn hoang phế. Từ khi rời khỏi Đà Lạt đến đây, tôi chưa gặp một bóng người. Chúng tôi còn nhìn thấy vài cọc gỗ, thỉnh thoảng một hai tấm ván. Chúng tôi phải lội qua vùng sình lầy và đầm nước nhỏ. Trong cảnh hoang vắng tuyệt đối này, tôi nhớ đến vùng đầm lầy ở Sông Cầu, chúng tôi phải qua một vùng sình lầy dài khoảng 700 đến 800 mét, bùn ngập đến tận yên ngựa, chung quanh là những người Kinh chèo thuyền tam bản hay thuyền thúng.

Cuối cùng, con đường mòn hình như mất hút. Nhìn thấy một chiếc cầu xa xa, tôi cưỡi con ngựa tốt nhất mang dòng máu Ả-rập tiến ra phía trước để khám phá.

Đà Lạt hấp dẫn du khách vì khí hậu thiên nhiên mát mẻ. Trong ảnh: Du thuyền trên hồ Xuân Hương (Đà Lạt). Ảnh: Thanh Toàn

Đà Lạt hấp dẫn du khách vì khí hậu thiên nhiên mát mẻ. Trong ảnh: Du thuyền trên hồ Xuân Hương (Đà Lạt). Ảnh: Thanh Toàn

Khi ngựa đi qua cầu, một tấm ván gãy dưới chân trước. Con ngựa cố gắng phóng qua bờ bên kia, chiếc cầu gãy hoàn toàn. Hết đường, không thể tiếp tục đi nữa. Tôi dắt ngựa lội qua suối, quay trở lại, đi ngang qua vùng đầm lầy và thung lũng nhỏ, nhìn thấy lại đàn nai vẫn còn gặm cỏ. Sau bốn giờ đi đường vô ích, tôi dắt con ngựa bị thương, đi bộ trở về Đà Lạt, mất toi một ngày đường.

Tôi và những người phục vụ lo chăm sóc con ngựa, xoa bóp, lau vết trầy bằng nước nóng và thuốc sát trùng. Người phục vụ dựng lại lều tạm trong khuôn viên khách sạn vốn còn hoang vắng, người đầu bếp nấu bữa ăn. Chúng tôi đi tìm rất khó khăn thóc, ngô cho ngựa trên vùng đất thiếu mọi thứ, ngay cả cho người. Công việc xong, tôi đi hỏi tìm đường vì dĩ nhiên chúng tôi đã bị lạc đường.

Lỗi do tấm bảng chỉ đường. Ông Champoudry xin lỗi đã không gỡ tấm bảng chỉ đường vì quá ít khách qua lại. Đây là con đường mòn cũ, gọi là Preng, đã bị bỏ hoang từ 4 hay 5 năm nay và được thay thế bằng một con đường khác do Canivey xây dựng. Trong một cuộc đi dạo ngắn, ông Champoudry chỉ cho tôi hướng đi Djiring.

Buổi chiều, chúng tôi đi ngang qua những túp lều của người Kinh và nhìn thấy năm hay sáu người dân bản địa hiếm hoi đến trao đổi hàng hóa. Con ngựa vẫn đi khập khểnh nhưng hình như không nặng lắm. Ngày mai, nó lại mang yên nhưng hàng hóa ít nặng hơn.

(còn nữa)

Nguồn Lâm Đồng: https://baolamdong.vn/dalatxuanay/201402/da-lat-nam-1908-tiep-theo-2450370/