Đà Nẵng: Ấm lòng 'bữa cơm 0 đồng' từ hoạt động thu gom rác tại nguồn

Tại thành phố Đà Nẵng, có một 'bữa cơm 0 đồng' chuyên phục vụ những người kém may mắn trong xã hội, với kinh phí được lấy từ hoạt động thu gom rác tại nguồn.

Có một gian bếp đặc biệt nằm trên đường Nguyễn Công Hoan (phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) được thực hiện bởi các hội viên thuộc Chi hội Phụ nữ Khu dân cư số 15, phường Hòa An và các tình nguyện viên. Mỗi phần ăn nơi đây đầy đủ nào thịt, rau, dưa, cơm, canh… phục vụ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, những người kém may mắn trong xã hội… với mức giá “0 đồng”.

Gian bếp bắt đầu hoạt động vào mùa hè 2021, với sự chung tay của 20 chị em hội viên, là các người mẹ, người chị, người bà đang sinh sống tại Khu dân cư số 15, phường Hòa An.

Kinh phí bếp ăn được duy trì từ hoạt động thu gom rác tại nguồn ở khu dân cư, rác tái chế những vị khách đặc biệt mang tới và từ Hội nông dân phường cùng mạnh thường quân góp sức.

Các hội viên thuộc Chi hội Phụ nữ Khu dân cư số 15, phường Hòa An đang phân loại rác tái chế để bán lấy tiền bổ sung vào quỹ.

Các hội viên thuộc Chi hội Phụ nữ Khu dân cư số 15, phường Hòa An đang phân loại rác tái chế để bán lấy tiền bổ sung vào quỹ.

Cứ vào thứ 3 hàng tuần, mọi người lại phân công lẫn nhau rằng người đi chợ, người đứng bếp để phục vụ những vị khách đặc biệt ấy.

Gian bếp đặc biệt này được hình thành nên từ tấm lòng của các hội viên Chi hội Phụ nữ Khu dân cư số 15, phường Hòa An.

Gian bếp đặc biệt này được hình thành nên từ tấm lòng của các hội viên Chi hội Phụ nữ Khu dân cư số 15, phường Hòa An.

Bà Phan Thị Xuân An - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khu dân cư số 15, phường Hòa An cho biết, mô hình phân loại rác tại nguồn được phát động trong toàn hội viên phụ nữ khu dân cư với khoảng 100 hội viên, nhà ai có rác thải tái chế như sách cũ, báo cũ, chai nhựa, lon bia, bìa các-tông thì tập trung phân loại và bán lấy tiền để bổ sung vào quỹ. Khi nào rác đầy thì bán, mỗi lần bán như vậy thu về vài trăm ngàn đến gần một triệu đồng. Mỗi tháng bán rác tái chế như vậy thu về khoảng 5-6 triệu đồng, ngoài việc bổ sung vào quỹ để thực hiện bữa cơm 0 đồng mà còn dùng được để hỗ trợ đời sống cho các hội viên gặp khó khăn.

“Hoạt động này mang ý nghĩa là góp phần làm sạch môi trường, tránh tồn đọng rác, tránh ô nhiễm môi trường, đem lại cảnh quan sạch đẹp cho cộng đồng. Đồng thời còn mang mục đích gây quỹ để làm việc tốt, ý nghĩa, góp phần vào hoạt động an sinh xã hội địa phương”, bà An chia sẻ.

Những suất cơm "0 đồng" đầy đủ dinh dưỡng phục vụ những vị khách đặc biệt.

Những suất cơm "0 đồng" đầy đủ dinh dưỡng phục vụ những vị khách đặc biệt.

Mỗi thứ 3 hàng tuần, gian bếp lại “đỏ lửa” phục vụ trung bình 100 suất ăn và nước uống cho khách hàng. Đặc biệt hơn, vào những dịp Rằm, Mồng 1 Âm lịch hay Lễ, gian bếp cũng sẽ phục vụ bữa chay cho những vị khách này. Tất cả vị khách đến với gian bếp dường như đã quen với mốc thời gian này mỗi tuần, với họ, phần cơm tuy nhỏ bé nhưng đã góp phần xua tan đi mệt nhọc trên con đường mưu sinh vất vả, gian truân, giúp họ có niềm tin vào tình người, tình xã hội và một tương lai tươi sáng hơn.

Những suất cơm tuy nhỏ nhưng cũng là sự động viên, khích lệ của nhà hảo tâm cho những hoàn cảnh kém may mắn có động lực vươn lên trong cuộc sống.

Những suất cơm tuy nhỏ nhưng cũng là sự động viên, khích lệ của nhà hảo tâm cho những hoàn cảnh kém may mắn có động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cầm hộp cơm trên tay với nét mặt vui mừng , bà Nguyễn Thị Mai – (SN 1946, trú phường An Khê, quận Thanh Khê; là người buôn ve chai) chia sẻ sự biết ơn vì hành động ý nghĩa của các hội viên. Bà cho biết rằng, nhờ những bữa cơm như vậy, bà đã vượt qua được nhiều khó khăn, tiết kiệm thêm chi phí sinh hoạt để “lo” cho những chi phí khác. Đồng thời mong rằng mọi người có thêm sức khỏe để làm việc, thành đạt trong cuộc sống.

Ánh mắt ngại ngùng của cụ bà Nguyễn Thị Mai...

Ánh mắt ngại ngùng của cụ bà Nguyễn Thị Mai...

...đến nụ cười rạng rỡ trên môi khi nhận những phần cơm ý nghĩa.

...đến nụ cười rạng rỡ trên môi khi nhận những phần cơm ý nghĩa.

Cùng chung cảm xúc, ông Trần Văn Thọ - (SN 1948, trú phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu; chạy xe ôm, xe thồ) cảm ơn ríu rít những người đưa cơm. Đồng thời cho biết, nhờ những bữa cơm như vậy mà ông có thêm sức khỏe để tiếp tục chạy xe ôm, xe thồ. “Tôi không biết nói gì hơn ngoài cảm ơn, cảm ơn những nhà hảo tâm, những chị tại khu dân cư đã thương những người có hoàn cảnh khó khăn như tôi”, ông Thọ xúc động.

Ông Trần Văn Thọ cảm ơn những nhà hảo tâm vì đã bỏ công sức giúp đỡ những hoàn cảnh lao động nghèo.

Ông Trần Văn Thọ cảm ơn những nhà hảo tâm vì đã bỏ công sức giúp đỡ những hoàn cảnh lao động nghèo.

Mô hình phân loại rác tại nguồn gắn với hoạt động xã hội "bữa cơm 0 đồng" đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn cao đẹp của Chi hội Phụ nữ đã nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng, đoàn thể và chính quyền thành phố. Hành động này đã mang lại nhiều lợi ích, từ việc bảo vệ môi trường đến giúp đỡ những hoàn cảnh sống khó khăn, lan tỏa hình ảnh đẹp về con người Đà Nẵng. Góp phần xây dựng thêm ý nghĩa cho tên gọi “thành phố đáng sống”.

Đức Thảo

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/da-nang-am-long-bua-com-0-dong-tu-hoat-dong-thu-gom-rac-tai-nguon-219500.html