Việc chớp thời cơ giải phóng quần đảo Trường Sa là chiến công có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng của lực lượng Đặc công Hải quân trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Trong ảnh: Bộ đội Đặc công hải quân trên đảo Trường Sa được giải phóng, ngày 29/4/1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đặc công Hải quân là lực lượng tác chiến quan trọng, nòng cốt của Quân chủng Hải quân, có thể độc lập, hoặc hiệp đồng tác chiến để giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong ảnh: Bộ đội Đặc công hải quân Đoàn 126 trên đảo Trường Sa được giải phóng, ngày 29/4/1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Từ 14-29/4/1975, Đoàn đặc công hải quân 126 (tiền thân của Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân ngày nay) đã giải phóng hầu hết các đảo trong quần đảo Trường Sa, góp phần quan trọng vào thắng lợi trọn vẹn của công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong ảnh: Lực lượng Đặc công hải quân Đoàn 126 tuần tra tại khu vực cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa được giải phóng, ngày 29/4/1975. (Ảnh: Lê Nhật/TTXVN phát)
Càng chiến đấu, Đặc công Hải quân càng khẳng định là lực lượng tác chiến đặc biệt tinh nhuệ, thiện chiến, có thể đảm nhiệm được nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong ảnh: Bộ đội hải quân trên đảo Trường Sa được giải phóng, ngày 29/4/1975. (Ảnh: Nguyễn Khắc Xuế/TTXVN phát)
Từ 14-29/4/1975, Đoàn đặc công hải quân 126 (tiền thân của Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân ngày nay) đã giải phóng hầu hết các đảo trong quần đảo Trường Sa, góp phần quan trọng vào thắng lợi trọn vẹn của công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong ảnh: Lực lượng Đặc công hải quân Đoàn 126 tấn công giải phóng đảo Sơn Ca, quần đảo Trường Sa, ngày 25/4/1975. (Ảnh: Lê Nhật/TTXVN phát)
Thiếu tướng Mai Năng (tức Tạ Văn Thiều ) sinh năm 1930, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tư lệnh Binh chủng Đặc công. Năm 1975, ông là Đoàn trưởng Đoàn Đặc công hải quân chỉ huy đơn vị giải phóng quần đảo Trường Sa. Trong ảnh: Thiếu tướng Mai Năng với cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Từ 14-29/4/1975, Đoàn đặc công hải quân 126 (tiền thân của Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân ngày nay) đã giải phóng hầu hết các đảo trong quần đảo Trường Sa, góp phần quan trọng vào thắng lợi trọn vẹn của công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong ảnh: Lực lượng Đặc công hải quân Đoàn 126 giải phóng đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 28/4/1975. (Ảnh: TTXVN phát)
Phát huy truyền thống anh hùng, lực lượng Đặc công hải quân ngày đêm luyện tập nâng cao sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Đặc công hải quân thường xuyên huấn luyện thể lực, rèn luyện sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai trên sông, trên biển; kết hợp huấn luyện với rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy, ý thức chấp hành mệnh lệnh, kỷ luật chiến trường. (Ảnh: Trọng Đức/ TTXVN)
Đặc công hải quân thường xuyên huấn luyện thể lực, rèn luyện sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai trên sông, trên biển; kết hợp huấn luyện với rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy, ý thức chấp hành mệnh lệnh, kỷ luật chiến trường. (Ảnh: Trọng Đức/ TTXVN)
Huấn luyện đạt đến trình độ đặc biệt tinh nhuệ trên chiến trường sông, biển, bộ đội Đặc công hải quân phải: 'Bơi lặn giỏi, võ giỏi, bắn giỏi, tác chiến giỏi, giỏi chịu đựng khó khăn gian khổ, giỏi chấp hành kỷ luật'. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Đặc công hải quân huấn luyện sát thực tế chiến trường, vừa huấn luyện, vừa kiểm nghiệm, bổ sung phương án tác chiến. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Trong kháng chiến chống Mỹ, lực lượng Đặc công hải quân đã dũng cảm, mưu trí, sáng tạo ra cách đánh đặc công nước độc đáo, táo bạo trên chiến trường Cửa Việt - Ðông Hà (Quảng Trị), đánh chìm, đánh hỏng hơn 300 tàu chiến của Mỹ - ngụy, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, lập nên chiến công đặc biệt xuất sắc. Trong ảnh: Đặc công hải quân luyện tập đánh địch tại căn cứ Vĩnh Linh, Quảng Trị. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Từ 14-29/4/1975, Đoàn đặc công hải quân 126 (tiền thân của Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân ngày nay) đã giải phóng hầu hết các đảo trong quần đảo Trường Sa, góp phần quan trọng vào thắng lợi trọn vẹn của công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong ảnh: Lực lượng Đặc công hải quân Đoàn 126 giải phóng đảo Trường Sa, ngày 29/4/1975. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 13/4/1966, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn Huấn luyện trinh sát Đặc công Hải quân 126 (nay là Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân) trực thuộc Quân chủng Hải quân, mở ra một thời kỳ chiến đấu huy hoàng của Hải quân nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Bộ đội Đặc công hải quân Đoàn 126 trên đảo Trường Sa được giải phóng, ngày 29/4/1975. (Ảnh: TTXVN phát)
Từ 14-29/4/1975, Đoàn đặc công hải quân 126 (tiền thân của Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân ngày nay) đã giải phóng hầu hết các đảo trong quần đảo Trường Sa, góp phần quan trọng vào thắng lợi trọn vẹn của công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong ảnh: Lực lượng Đặc công hải quân Đoàn 126 giải phóng đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 28/4/1975. (Ảnh: TTXVN phát)
Từ 14-29/4/1975, Đoàn đặc công hải quân 126 (tiền thân của Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân ngày nay) đã giải phóng hầu hết các đảo trong quần đảo Trường Sa, góp phần quan trọng vào thắng lợi trọn vẹn của công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong ảnh: Bộ đội Đặc công hải quân Đoàn 126 giải phóng đảo An Bang thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 28/4/1975. (Ảnh: TTXVN phát)
Buổi gặp mặt kỷ niệm 45 năm Ngày truyền thống của Đoàn 10 Bộ đội đặc công Rừng Sác - đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (15/4/1966-15/4/2011), sáng 10/4/2011, tại TP Hồ Chí Minh, với sự tham dự của hàng trăm cựu cán bộ, chiến sĩ đặc công Rừng Sác. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)
Trung tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho lực lượng Đặc công hải quân, tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Đặc công hải quân (13/4/1966-13/4/2016), sáng 12/4/2016, tại Hải Phòng. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)