Đặc sắc sản vật chợ phiên Hoàng Su Phì

Chợ phiên ở thị trấn Quang Vinh là chợ phiên lớn nhất của huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), họp vào buổi sáng chủ nhật hằng tuần, hội tụ vô vàn sản vật của miền đất 'vỏ cây vàng'.

Chợ phiên Hoàng Su Phì có từ cách đây hàng trăm năm. Trước đây, khi đường xá đi lại và điều kiện còn khó khăn, bà con vùng cao phải đi từ nửa đêm, thậm chí là từ hôm trước để kịp xuống chợ trao đổi hàng hóa. Hiện nay, mọi thứ thuận lợi hơn

Chợ phiên Hoàng Su Phì có từ cách đây hàng trăm năm. Trước đây, khi đường xá đi lại và điều kiện còn khó khăn, bà con vùng cao phải đi từ nửa đêm, thậm chí là từ hôm trước để kịp xuống chợ trao đổi hàng hóa. Hiện nay, mọi thứ thuận lợi hơn

Tại phiên chợ, có những phụ nữ người Nùng tự tay thêu và gắn các phụ kiện bằng bạc để làm trang sức cho phụ nữ kết hợp cùng các bộ trang phục truyền thống

Tại phiên chợ, có những phụ nữ người Nùng tự tay thêu và gắn các phụ kiện bằng bạc để làm trang sức cho phụ nữ kết hợp cùng các bộ trang phục truyền thống

Trong đời sống của đồng bào Nùng, bạc được coi là biểu tượng của sự may mắn, bình an. Rất nhiều trang sức bằng bạc đẹp mắt được bày bán tại phiên chợ

Trong đời sống của đồng bào Nùng, bạc được coi là biểu tượng của sự may mắn, bình an. Rất nhiều trang sức bằng bạc đẹp mắt được bày bán tại phiên chợ

Vải chàm là nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên những bộ quần áo truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc của người vùng cao. Tranh thủ xuống chợ, nhiều phụ nữ tìm mua chàm nhuộm vải

Vải chàm là nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên những bộ quần áo truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc của người vùng cao. Tranh thủ xuống chợ, nhiều phụ nữ tìm mua chàm nhuộm vải

Sản phẩm hương truyền thống làm bằng những dược liệu trên rừng của bà con dân tộc Nùng. Nghề làm hương của đồng bào dân tộc Nùng ở Hoàng Su Phì được truyền từ đời này sang đời khác. Người làm hương phải tuân thủ những quy định như là phụ nữ đứng tuổi, có con cái đã trưởng thành

Sản phẩm hương truyền thống làm bằng những dược liệu trên rừng của bà con dân tộc Nùng. Nghề làm hương của đồng bào dân tộc Nùng ở Hoàng Su Phì được truyền từ đời này sang đời khác. Người làm hương phải tuân thủ những quy định như là phụ nữ đứng tuổi, có con cái đã trưởng thành

Một bé gái được mẹ đưa xuống chợ mua trang phục truyền thống bằng vải thổ cẩm với nhiều sắc màu sặc sỡ

Một bé gái được mẹ đưa xuống chợ mua trang phục truyền thống bằng vải thổ cẩm với nhiều sắc màu sặc sỡ

Tại phiên chợ này, bà con bán nhiều chỉ sợi với màu sắc bắt mắt dùng để thêu thùa, may vá cho những bộ trang phục truyền thống của bà con dân tộc

Tại phiên chợ này, bà con bán nhiều chỉ sợi với màu sắc bắt mắt dùng để thêu thùa, may vá cho những bộ trang phục truyền thống của bà con dân tộc

Tại đây, có nhiều loại vải được làm từ cây dùng để may trang phục của đồng bào dân tộc

Tại đây, có nhiều loại vải được làm từ cây dùng để may trang phục của đồng bào dân tộc

Một du khách thích thú chụp ảnh với những chiếc khăn sặc sỡ sắc màu của người vùng cao Tây Bắc

Một du khách thích thú chụp ảnh với những chiếc khăn sặc sỡ sắc màu của người vùng cao Tây Bắc

Nhiều loại củ, hạt đặc trưng của người dân tộc Tây Bắc như tam thất, sâm đương quy, ấu tẩu, chẩm chéo, dổi, mắc khén... dùng để làm thuốc và gia vị

Nhiều loại củ, hạt đặc trưng của người dân tộc Tây Bắc như tam thất, sâm đương quy, ấu tẩu, chẩm chéo, dổi, mắc khén... dùng để làm thuốc và gia vị

Những bó củi được sắp xếp rất gọn gàng, theo chân đồng bào xuống chợ làm hàng hóa trao đổi

Những bó củi được sắp xếp rất gọn gàng, theo chân đồng bào xuống chợ làm hàng hóa trao đổi

NGỌC THANH

Nguồn Hải Dương: https://baohaiduong.vn/dac-sac-san-vat-cho-phien-hoang-su-phi-410057.html