Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập thêm trường thứ 6

Trường Kinh tế là trường thứ 6 được Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập, kể từ khi Đại học này chuyển từ 'trường đại học' thành 'đại học'.

Ngày 2/8, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Lễ Công bố Nghị quyết thành lập và bổ nhiệm các chức vụ quản lý của Trường Kinh tế và 4 Viện nghiên cứu.

Các Nghị quyết thành lập, tổ chức lại các đơn vị trong đợt này gồm:

Trường Kinh tế trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị thuộc Viện Kinh tế và Quản lý;

Viện Khoa học và Công nghệ sức khỏe trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Điện tử Y sinh học;

Viện Công nghệ Điều khiển và Tự động hóa trên cơ sở điều chỉnh tên gọi và tái cơ cấu Viện Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa;

Viện Công nghệ Năng lượng trên cơ sở điều chỉnh tên gọi và tái cơ cấu Viện Khoa học và Công nghệ nhiệt lạnh;

Viện Nghiên cứu công nghệ Không gian và Dưới nước trên cơ sở phê duyệt Đề án Phát triển Viện Nghiên cứu công nghệ Không gian và Dưới nước.

 Toàn cảnh buổi lễ. Ảnh: HUST

Toàn cảnh buổi lễ. Ảnh: HUST

Trường Kinh tế là trường thứ 6 được Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập, kể từ khi Đại học này chuyển từ “Trường đại học” thành “Đại học” theo Quyết định số 1512/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 5/12/2022).

6 trường thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội bao gồm: Trường Cơ khí; Trường Điện - Điện tử; Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông; Trường Hóa và Khoa học sự sống; Trường Vật liệu và Trường Kinh tế.

Như vậy, hiện Đại học Bách khoa Hà Nội có: 1 Văn phòng Đại học, 11 Ban, 8 Trung tâm dịch vụ - hỗ trợ, 6 Trường, 5 Viện/Khoa có quản ngành đào tạo và 3 Khoa Đại cương, 10 Viện/Trung tâm nghiên cứu.

Việc thành lập Trường Kinh tế (và trước đó là thành lập 5 trường) của Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những bước đi hoàn thiện cơ cấu đại học với cấu trúc chặt chẽ, hệ thống quản trị, điều hành hiện đại; hoàn thiện chiến lược và định hướng phát triển lâu dài; hoàn thiện lại quy chế tổ chức và hoạt động… Hướng tới mô hình đại học - mô hình thích hợp để triển khai cơ cấu đa ngành – theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Quyết Thắng – Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HUST

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Quyết Thắng – Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HUST

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Quyết Thắng – Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định: Từ “Viện Kinh tế và Quản lý” thành “Trường Kinh tế”, không chỉ khác tên gọi mà đã có sự khác biệt lớn, thể hiện một sự lựa chọn mô hình phát triển phù hợp, thể hiện khát vọng vươn lên, khát vọng đổi mới.

Đại học Bách khoa Hà Nội xác định phát triển đa ngành, đa lĩnh vực nhưng vẫn luôn lấy công nghệ và kỹ thuật làm nòng cốt. Tập thể lãnh đạo Đại học kỳ vọng vị trí của Trường Kinh tế trong con tàu Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tạo mô hình liên kết tốt nhất, là một thể thống nhất vững chắc nhất, đóng góp tốt nhất cho sự phát triển chung. Trường Kinh tế trong giai đoạn tới cần “lột xác để phát triển” để vẫn giữ được bản sắc, truyền thống, nhưng phải định vị được vị trí của mình trong Bản đồ đào tạo và Bản đồ Công nghệ của Đại học Bách khoa Hà Nội để phát triển mạnh mẽ.

Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Đại học Bách khoa Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một trung tâm đào tạo tài năng, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo xuất sắc, đứng đầu trong nước, là hạt nhân mạng lưới cơ sở giáo dục đại học trọng điểm về khoa học công nghệ; với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, thu hút đầu tư và phát triển công nghệ cao, tạo động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Để thực hiện mục tiêu đó, vai trò của các Viện nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Chia sẻ với các cô giáo, thầy giáo, các cán bộ của 4 Viện nghiên cứu vừa được tái cấu trúc, lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc, rằng con đường phát triển của các Viện nghiên cứu rất cần sự đồng lòng, chia sẻ, đồng hành để tháo gỡ những khó khăn, tạo được sự đột phá, cần cả những thử nghiệm, khung thể chế thí điểm, đôi khi phải biết chấp nhận thất bại, cả những thử nghiệm không thành công.

Phát biểu nhận nhiệm vụ tại buổi lễ, đại diện trưởng các đơn vị nhận quyết định bổ nhiệm, Phó giáo sư Nguyễn Danh Nguyên – Hiệu trưởng Trường Kinh tế và Phó Giáo sư Trương Quốc Phong – Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Sức khỏe bày tỏ quyết tâm nêu cao tinh thần đoàn kết, cùng tập thể Trường, Viện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp công sức vào kết quả chung của toàn Đại học.

Hình ảnh các giảng viên nhận quyết định bổ nhiệm chức danh quản lý Trường Kinh tế và 4 Viện nghiên cứu:

 Trường Kinh tế Hiệu trưởng: Phó giáo sư Nguyễn Danh Nguyên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý; Phó Hiệu trưởng: Phó Giáo sư Đào Thanh Bình – Giảng viên cao cấp Viện Kinh tế và Quản lý; Phó Hiệu trưởng: Phó Giáo sư Phạm Thị Kim Ngọc – Giảng viên cao cấp Viện Kinh tế và Quản lý.

Trường Kinh tế Hiệu trưởng: Phó giáo sư Nguyễn Danh Nguyên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý; Phó Hiệu trưởng: Phó Giáo sư Đào Thanh Bình – Giảng viên cao cấp Viện Kinh tế và Quản lý; Phó Hiệu trưởng: Phó Giáo sư Phạm Thị Kim Ngọc – Giảng viên cao cấp Viện Kinh tế và Quản lý.

 Viện Khoa học và Công nghệ sức khỏe:Viện trưởng Phó Giáo sư Trương Quốc Phong - Giảng viên cao cấp Trường Hóa và Khoa học sự sống; Phó Viện trưởng: Tiến sĩ Nguyễn Phan Kiên - Giảng viên chính Trường Điện – Điện tử; Phó Viện trưởng: Phó Giáo sư Trần Thượng Quảng - Giảng viên cao cấp Trường Hóa và Khoa học sự sống.

Viện Khoa học và Công nghệ sức khỏe:Viện trưởng Phó Giáo sư Trương Quốc Phong - Giảng viên cao cấp Trường Hóa và Khoa học sự sống; Phó Viện trưởng: Tiến sĩ Nguyễn Phan Kiên - Giảng viên chính Trường Điện – Điện tử; Phó Viện trưởng: Phó Giáo sư Trần Thượng Quảng - Giảng viên cao cấp Trường Hóa và Khoa học sự sống.

 Viện Công nghệ Điều khiển và Tự động hóa Viện trưởng: Phó Giáo sư Nguyễn Quang Địch - Giảng viên cao cấp Trường Điện - Điện tử; Phó Viện trưởng: Tiến sĩ Phạm Quang Đăng.

Viện Công nghệ Điều khiển và Tự động hóa Viện trưởng: Phó Giáo sư Nguyễn Quang Địch - Giảng viên cao cấp Trường Điện - Điện tử; Phó Viện trưởng: Tiến sĩ Phạm Quang Đăng.

 Viện Công nghệ Năng lượng Viện trưởng: Phó Giáo sư Đặng Trần Thọ - Giảng viên cao cấpTrường Cơ khí; Phó Viện trưởng: Tiến sĩ Lê Kiều Hiệp – Giảng viên Trường Cơ khí; Phó Viện trưởng: Phó Giáo sư Phan Anh Tuấn – Giảng viên cao cấp Trường Cơ khí.

Viện Công nghệ Năng lượng Viện trưởng: Phó Giáo sư Đặng Trần Thọ - Giảng viên cao cấpTrường Cơ khí; Phó Viện trưởng: Tiến sĩ Lê Kiều Hiệp – Giảng viên Trường Cơ khí; Phó Viện trưởng: Phó Giáo sư Phan Anh Tuấn – Giảng viên cao cấp Trường Cơ khí.

 Viện Nghiên cứu công nghệ Không gian và Dưới nước Viện trưởng: Tiến sĩ Đinh Tấn Hưng – Giảng viên Trường Cơ khí; Phó Viện trưởng: Tiến sĩ Hán Trọng Thanh - Giảng viên chính Trường Điện – Điện tử.

Viện Nghiên cứu công nghệ Không gian và Dưới nước Viện trưởng: Tiến sĩ Đinh Tấn Hưng – Giảng viên Trường Cơ khí; Phó Viện trưởng: Tiến sĩ Hán Trọng Thanh - Giảng viên chính Trường Điện – Điện tử.

Minh Chi

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/dai-hoc-bach-khoa-ha-noi-thanh-lap-them-truong-thu-6-post244551.gd