Đại hội cổ đông trực tuyến, góc nhìn từ cổ đông
Ngày 6/3, trước ngày đại hội cổ đông một ngân hàng niêm yết, là ngày cuối cùng trong tuần đầu tiên của tháng 3, bầu không khí của Hà Nội đã bình tĩnh hơn sau khi tin tức về 16 người nhiễm virus cúm Covid-19 đã được chữa khỏi. Cổ đông gọi điện rủ nhau: 'Mai đi dự đại hội cổ đông nhé'.
Nhưng đêm ngày 6/3, gần như cả Hà Nội đã có một đêm “trắng” khi đối mặt với thông tin về bệnh nhân nhiễm virus corona số 17 trú tại Trúc Bạch, Hà Nội. Sáng ngày 7/3, đại hội cổ đông của ngân hàng niêm yết vẫn diễn ra theo kế hoạch nhưng thưa thớt cổ đông - vấn đề tất yếu bởi dịch Covid-19.
Không dự được đại hội cổ đông, cổ đông than phiền
Không tham dự đại hội, một cổ đông tiếc rẻ: “Tôi cũng đã nhiều tuổi nên gia đình lo ngại việc đi đến nơi đông người không an toàn nên bắt ở nhà. Cũng tiếc lắm, vì tôi có nhiều vấn đề quan tâm như chất lượng hoạt động của doanh nghiệp sẽ như thế nào sau khi có nguồn vốn ngoại đổ vào và dịch Covid-19 sẽ tác động ra sao; nợ xấu sẽ xử lý như thế nào và còn cả câu chuyện nhân sự nữa… Đành ở nhà vì an toàn của cá nhân và gia đình là trên hết”.
Cổ đông một doanh nghiệp đại chúng khác cho biết, bố mẹ anh sau khi nghỉ hưu về quê nên các cụ đã cho con trai số cổ phiếu của doanh nghiệp vừa coi như là một khoản tiền để làm vốn vừa để tiện xử lý các vấn đề phát sinh.
Tuy nhiên, do đặc thù công việc nên cổ đông này rất hay đi công tác, đặc biệt thời điểm tháng 3, 4 nên hiếm hoi lắm mới dự được đại hội cổ đông của doanh nghiệp.
Do không có điều kiện tham dự họp đại hội cổ đông nên cổ đông đã gửi ý kiến chất vấn và văn bản biểu quyết tới doanh nghiệp.
“Nhưng không phải lúc nào tôi cũng nhận được ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp, thậm chí, tôi gửi biểu quyết không đồng ý và không có ý kiến đối với một số hạng mục doanh nghiệp công bố trên website trước đại hội. Tuy nhiên, doanh nghiệp không ghi nhận mà còn thông báo tỷ lệ biểu quyết đồng ý 100%. Điều này không chỉ là chèn ép, đối xử không công bằng đối với cổ đông nhỏ, mà còn là trái quy định pháp luật, ảnh hưởng tới quyền lợi cổ đông”, cổ đông bất bình.
Còn cả câu chuyện nhà đầu tư ở xa nên mỗi lần doanh nghiệp tổ chức đại hội cổ đông là cổ đông lại phải cân nhắc, cân đối chi phí cho việc đi lại, ăn ở…
“Đi lại nhiều khi tốn kém, mệt mỏi nữa nên cũng bỏ thôi dù cũng tiếc quyền lợi của mình. Mà mình là cổ đông thiểu số, nói cũng chả ai nghe, “thấp cổ, bé họng” nên thôi, tặc lưỡi cho qua. Đợi Cách mạng Công Nghiệp 4.0 lan đến doanh nghiệp để mọi việc sẽ đơn giản, minh bạch hơn và đặc biệt, quyền lợi của nhóm cổ đông thiểu số sẽ được bảo vệ hơn”, một cổ đông nhỏ lẻ nói.
Họp trực tuyến để minh bạch
Thực tế cho thấy, với những doanh nghiệp lớn số lượng cổ đông lên đến hàng ngàn, hàng vạn người, việc tổ chức đại hội cổ đông trực tuyến sẽ giúp các cổ đông nhỏ lẻ có điều kiện tham gia và thực hiện quyền cổ đông.
Chính vì vậy, Công ty cổ phần Bytesoft Việt Nam là đơn vị đầu tiên cung cấp giải pháp tổ chức họp đại hội cổ đông trực tuyến - Bvote, mang đến nhiều tiện ích và hiệu quả giúp doanh nghiệp tổ chức đại hội trực tuyến tiết kiệm mà vẫn thành công trên nền tảng công nghệ hiện đại.
“Trong thời đại cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, việc bỏ phiếu điện tử đã và đang được xem là một hình thức bỏ phiếu ưu việt được nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới lựa chọn để lấy biểu quyết của cổ đông”, Shark Trần Anh Vương, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nói.
Ông Đoàn Đức Mạnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bytesoft Việt Nam cho biết, ở Việt Nam, bỏ phiếu điện tử là hình thức bỏ phiếu đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 (có hiệu lực từ 1/7/2015) và các cổ đông thực hiện việc bỏ phiếu điện tử được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp đại hội cổ đông như các cổ đông tham dự và biểu quyết trực tiếp.
“Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đại diện Ủy ban chứng khoán cho biết, sẽ thúc đẩy giải pháp họp đại hội cổ đông trực tuyến, bỏ phiếu qua hệ thống bỏ phiếu điện tử. Mùa cao điểm của đại hội cổ đông thường rơi vào tháng 3, 4 và không loại trừ đây cũng có thể là “đỉnh” của “dịch”, ông Mạnh nói.
Theo đó, với Bvote, hệ thống tổ chức đại hội cổ đông trực tuyến bao gồm nhiều công việc như đăng ký đại biểu trực tuyến, ủy quyền dự đại hội trực tuyến, luôn kiểm soát được số lượng đại biểu đăng ký dự đại hội, số cổ đông đang thực hiện biểu quyết.
Bầu cử trực tuyến sẽ giúp hệ thống tự tính toán những phiếu bầu không hợp lệ hạn chế những sai sót của kiểm phiếu thủ công và báo cáo ngay được kết quả minh bạch, rõ ràng...
Các cổ đông không nhất thiết phải đến dự đại hội cổ đông trực tiếp mà vẫn thực hiện quyền biểu quyết/bầu cử của mình với các quyết định quan trọng của tổ chức được phát hành.
Chính vì vậy sẽ đảm bảo quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ và tăng tỷ lệ tham dự đại hội cổ đông và giúp đại hội thành công hơn so với thông thường.
“Đặc biệt, Bvote được xây dựng trên nền tảng Blockchain sẽ giúp đảm bảo dữ liệu khi được ghi nhận vào hệ thống sẽ không thể thay đổi, không thể sửa chữa, dữ liệu được minh bạch công khai cho cổ đông và quý nhà đầu tư”, Phó Tổng Giám đốc Bytesoft Việt Nam thông tin thêm.Không chỉ hỗ trợ hữu hiệu cho các cổ đông nhỏ mà Bvote còn là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí tổ chức đại hội cổ đông.
Được biết, sau khi tổ chức đại hội cổ đông trực tuyến Bvote còn hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ công tác khai báo thông tin, công bố thông tin đại hội với Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước một cách nhanh chóng, bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức.
Doanh nghiệp tận dụng dịch covid-19 để chuyển mình với công nghệ sẽ là tiền đề phát triển, lớn mạnh. Hệ thống Họp đại hội cổ đông trực tuyến không chỉ phát huy tác dụng trong mùa dịch này mà còn cả mùa đại hội cổ đông sau vì mang lại nhiều tính năng tiện lợi, an toàn và tiết kiệm.
Trong đó, tính năng đặc biệt đó là tiết kiệm tối đa thời gian đi lại của các cổ đông, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông nhỏ cũng được biểu quyết. Đồng thời cũng cập nhật điều chỉnh tin đồn thất thiệt khiến các cổ đông lung lay về khoản đầu tư của mình.