Đại hội Đảng cấp xã ở Đắk Lắk khẳng định tinh thần tự chủ, đổi mới từ cơ sở
Ngày 24/7, Đảng bộ xã Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là một trong những xã đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk tiến hành đại hội sau sắp xếp, tinh gọn, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Hơi thở đổi mới ở cấp xã tại Đắk Lắk thể hiện rõ ở Đại hội Đảng bộ xã Hòa Phú lần này.
Đại hội Đại biểu xã Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk có gần 200 đại biểu đại diện cho hơn 900 đảng viên toàn xã.
Xã Hòa Phú được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã Hòa Phú, Hòa Khánh, Hòa Xuân, diện tích tự nhiên hơn 109km2 (khoảng 1/3 diện tích của thành phố Buôn Ma Thuột cũ), dân số gần 50.000 người.

Ông Phạm Tiến Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk: 5 năm tới bộ mặt về hạ tầng, đời sống của người dân phải có sự cải thiện rõ rệt, để khẳng định ưu việt của chính quyền địa phương 2 cấp.
Từ một xã có kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, trong nhiệm kỳ mới, Đảng bộ xã Hòa Phú xác định chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế sang công nghiệp - xây dựng, dịch vụ để hình thành hạ tầng đô thị công nghiệp hiện đại. Từ đó, tạo nền tảng vững chắc để trở thành đô thị công nghiệp vào năm 2035.

Với các định hướng và các giải pháp chiến lược về công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, xã Hòa Phú phấn đấu giảm dần phụ thuộc ngân sách của tỉnh, trung ương, tiến tới tự chủ về ngân sách.
Với các định hướng và các giải pháp chiến lược về công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, xã Hòa Phú phấn đấu giảm dần phụ thuộc ngân sách của tỉnh, trung ương, tiến tới tự chủ về ngân sách và có thể đóng góp trở lại cho tỉnh.
Tận dụng các lợi thế về diện tích tự nhiên lớn, vị trí địa lý (cửa ngõ phía Nam Đắk Lắk kết nối với miền Đông Nam Bộ), nhiều cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đặc sắc, Đảng bộ xã ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, trung tâm logistics, cảng cạn ICD, phát triển du lịch sinh thái, phát triển công nghiệp chế biến nông sản… Xã Hòa Phú xác định trở thành động lực tăng trưởng của tỉnh Đắk Lắk.

Đại hội Đại biểu xã Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk có gần 200 đại biểu đại diện cho hơn 900 đảng viên toàn xã.
Ông Phạm Tiến Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk, chia sẻ, cái khó nhất của xã Hòa Phú đó là làm sao xây dựng từ một xã nông nghiệp trở thành một xã giàu có, có khả tự cân đối thu chi ngân sách và có trách nhiệm với tỉnh trong xây và phát triển. Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để làm sao trong 5 năm tới bộ mặt về hạ tầng, đời sống của người dân phải có sự cải thiện rõ rệt, để khẳng định việc xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp của Trung ương là sáng suốt và hiệu quả.