Đảm bảo cuộc sống ấm no, thịnh vượng dựa trên tiềm năng biển

Chiều 26/7, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức tọa đàm khoa học 'Tiềm năng, lợi thế và thách thức của biển Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc vùng ven biển Nam Bộ'.

Trước khi vào nội dung tọa đàm, các đại biểu cùng mặc niệm tiễn biệt Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trước khi vào nội dung tọa đàm, các đại biểu cùng mặc niệm tiễn biệt Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tọa đàm khoa học này nằm trong khuôn khổ Chương trình trọng điểm cấp Bộ “Khoa học xã hội và nhân văn về biển của Việt Nam phục vụ mục tiêu bảo vệ và phát triển đất nước” do Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chủ trì.

Chương trình được thực hiện trong 5 năm (2020-2024), đã có hàng loạt các đề tài, hội thảo, chương trình khảo sát, nhằm làm rõ thực trạng và những thách thức trong phát triển kinh tế biển của Việt Nam hiện nay. Qua đó cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược và chính sách đối với biển và đại dương của Việt Nam từ nay đến năm 2035, tầm nhìn 2045.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Hồ Trung Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nhấn mạnh, Cà Mau là tỉnh có vị trí địa chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh quốc phòng.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Hồ Trung Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nhấn mạnh, Cà Mau là tỉnh có vị trí địa chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh quốc phòng.

Đồng chí Hồ Trung Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thông tin: “Vùng biển Cà Mau đa dạng sinh thái và tài nguyên sinh vật, thuận lợi cho nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Trong thời gian qua, thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà, dẫn đầu cả nước trong nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu tôm. Bên cạnh đó là tiềm năng phát triển du lịch, khai thác tài nguyên khoáng sản, khai thác năng lượng tái tạo. Cà Mau là 1 trong 5 tỉnh có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, cùng với Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre”.

Các đại biểu tham luận, thảo luận, giúp Ban chủ nhiệm Chương trình biển có thêm luận cứ khoa học để có những kiến nghị thiết thực.

Các đại biểu tham luận, thảo luận, giúp Ban chủ nhiệm Chương trình biển có thêm luận cứ khoa học để có những kiến nghị thiết thực.

Phát biểu đề dẫn, PGS.TS. Trần Thị Lan Hương, Trưởng ban Ban quản lý Khoa học Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Chủ nhiệm chương trình, thông tin, Quyết định số 1386/QĐ-Ttg ngày 17/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã đặt ra mục tiêu: Phát triển Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển của cả nước. Đây là một nhiệm vụ quan trọng cũng là một trách nhiệm to lớn đối với chính quyền các cấp và người dân Cà Mau. Tuy có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, Cà Mau cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển.

Tại buổi tọa đàm, đại biểu đã tham luận, thảo luận làm rõ tiềm năng, lợi thế và thách thức trong phát triển kinh tế biển, bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển và đảm bảo cuộc sống ấm no, thịnh vượng dựa trên tiềm năng biển của tỉnh Cà Mau nói riêng, vùng Nam Bộ nói chung.

Mộng Thường

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/dam-bao-cuoc-song-am-no-thinh-vuong-dua-tren-tiem-nang-bien-a33683.html