Madame Sinistre, Berno và Voltaire - thân nhân của người quá cố, Anaira Jules, đang khiêu vũ với chiếc quan tài màu trắng. Con gái út của Jules, Fredeline Alfred, cho biết đám tang tiêu tốn của gia đình khoảng 2.100 USD. Đó là chưa kể các chi phí khác lên tới 3.000 USD - một gia tài khổng lồ ở đất nước nơi 2/3 dân số kiếm được ít hơn 2 USD/ngày.
Gia đình, bạn bè và hàng xóm ca hát và cầu nguyện cho người đã khuất.
Hầu hết người Haiti không coi cái chết là dấu chấm hết. Đa số dân Haiti tôn thờ đạo Voodoo - tôn giáo truyền thống ở châu Phi. Theo họ, người chết sẽ tái sinh 16 lần (8 lần thành đàn ông và 8 lần làm phụ nữ). Sau khi chết, họ sẽ chờ 366 ngày trước khi tái sinh.
Trong lễ tang ở Haiti, những người đưa tang có thể khiêu vũ, ca hát hoặc kể chuyện cười cho đến bình minh. Họ còn chuẩn bị bàn ghế để đánh bài. Những người tham gia cũng không bắt buộc phải biết người vừa chết. Dù đặt yếu tố vui vẻ lên cao, nhiều người cũng không tránh khỏi đau lòng. Trong ảnh, Rode Naika Joseph, 13 tuổi, khóc nức nở ở đám tang người thân.
Anderson Laroche, 17 tuổi, có bài phát biểu xúc động tới người mẹ đã khuất của mình
Đám tang ở Haiti thường rất đông. Thành viên gia đình thường để thi hài người chết trong nhà tới khi có khách ghé thăm. Họ quây quần bên bàn ăn đầy ắp, uống rượu whisky, chơi nhạc, đánh bài...
Weder Pierre (thứ hai từ trái sang), em trai của người quá cố - Germanie Pierre - lái xe máy cùng gia đình và bạn bè đến nghĩa trang ở Gonaïves để nói lời tạm biệt cuối cùng.
Khung cảnh trong đám tang của Joseph Anselme Benoit ở Casale. Người đàn ông bắn súng lên trời nhằm bày tỏ lòng tôn trọng địa vị xã hội của người chết.
Chiếc quan tài gắn đèn led được hai chị em Fredeline Alfred và Carine Alfred đặt cho mẹ. Jules, mẹ họ, cả đời chưa từng được lên máy bay. Tuy nhiên, trong hành trình cuối cuộc đời, bà đã được đưa tiễn bằng chiếc quan tài máy bay độc đáo.
Đám rước thổi kèn là khung cảnh thường thấy trong đám ma ở Haiti.
Các nghệ sĩ thổi kèn trẻ tuổi chơi nhạc bên ngoài nhà của người quá cố.
Hoài Anh
Theo The Guardian