Dân tái định cư sân bay Long Thành mở quán xá rồi ngồi 'nhìn nhau'

Trái với kỳ vọng về những dãy phố mới sầm uất, khu tái định cư sân bay Long Thành vẫn trong tình trạng heo hút, buôn bán ế ẩm dù phần lớn người dân đã chuyển đến sinh sống.

 Cách đây một năm, hơn 2.000 hộ dân thuộc vùng dự án sân bay Long Thành bắt đầu chuyển đến khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn (huyện Long Thành, Đồng Nai) sinh sống. Tổng diện tích khu tái định cư là 282 ha, với hơn 5.000 lô đất. Nơi đây được định hướng phát triển thành một trong những khu đô thị hiện đại nhất Đồng Nai.

Cách đây một năm, hơn 2.000 hộ dân thuộc vùng dự án sân bay Long Thành bắt đầu chuyển đến khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn (huyện Long Thành, Đồng Nai) sinh sống. Tổng diện tích khu tái định cư là 282 ha, với hơn 5.000 lô đất. Nơi đây được định hướng phát triển thành một trong những khu đô thị hiện đại nhất Đồng Nai.

 Tuy nhiên, trái với kỳ vọng về một đô thị sôi động, hàng trăm ngôi biệt thự, nhà lầu, hàng quán tại khu tái định cư Lộc An "mọc" lên trong khung cảnh ảm đạm, heo hút người.

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng về một đô thị sôi động, hàng trăm ngôi biệt thự, nhà lầu, hàng quán tại khu tái định cư Lộc An "mọc" lên trong khung cảnh ảm đạm, heo hút người.

 Hầu hết hộ dân kinh doanh cho biết mở cửa hàng quán cả ngày nhưng không có khách. Tình trạng ế ẩm này đã kéo dài hơn một năm kể từ khi họ nhận nhà, dọn đến khu tái định cư.

Hầu hết hộ dân kinh doanh cho biết mở cửa hàng quán cả ngày nhưng không có khách. Tình trạng ế ẩm này đã kéo dài hơn một năm kể từ khi họ nhận nhà, dọn đến khu tái định cư.

 Bà Trần Thị Ngọc Lan (48 tuổi) cho biết trước đó ngụ ấp Suối Trầu 2, chủ yếu làm rẫy. Từ lúc nhận đất và tiền đền bù, gia đình bà xây nhà, kinh doanh nước mía, cà phê để duy trì sinh kế. Tuy nhiên, người phụ nữ thừa nhận tình hình buôn bán không quá thuận lợi. "Khách vãng lai không có, chỉ lác đác công nhân xây dựng", bà Lan chia sẻ.

Bà Trần Thị Ngọc Lan (48 tuổi) cho biết trước đó ngụ ấp Suối Trầu 2, chủ yếu làm rẫy. Từ lúc nhận đất và tiền đền bù, gia đình bà xây nhà, kinh doanh nước mía, cà phê để duy trì sinh kế. Tuy nhiên, người phụ nữ thừa nhận tình hình buôn bán không quá thuận lợi. "Khách vãng lai không có, chỉ lác đác công nhân xây dựng", bà Lan chia sẻ.

 Tương tự, bà Phạm Phương Định Oanh (52 tuổi) cho biết thu nhập tụt giảm "thê thảm" kể từ khi chuyển đến khu tái định cư. "Ngày nào cả dãy phố cũng mở hàng ra lau chùi bụi rồi ngồi nhìn nhau cho vui chứ khách đâu mà bán", bà Oanh nói. Người phụ nữ cho biết từ làm chủ kinh tế, bà phải sống bằng sự hỗ trợ từ con cái đã hơn một năm.

Tương tự, bà Phạm Phương Định Oanh (52 tuổi) cho biết thu nhập tụt giảm "thê thảm" kể từ khi chuyển đến khu tái định cư. "Ngày nào cả dãy phố cũng mở hàng ra lau chùi bụi rồi ngồi nhìn nhau cho vui chứ khách đâu mà bán", bà Oanh nói. Người phụ nữ cho biết từ làm chủ kinh tế, bà phải sống bằng sự hỗ trợ từ con cái đã hơn một năm.

 Cách quán nước giải khát của bà Lan vài mét, vài mặt bằng cho thuê kinh doanh sau nhiều lần đổi chủ cũng bị đóng cửa.

Cách quán nước giải khát của bà Lan vài mét, vài mặt bằng cho thuê kinh doanh sau nhiều lần đổi chủ cũng bị đóng cửa.

 Khu tái định cư gần như không thiếu bất kỳ loại hình dịch vụ nào, từ tạp hóa, nước giải khát, karaoke, quán ăn..., trừ "khách".

Khu tái định cư gần như không thiếu bất kỳ loại hình dịch vụ nào, từ tạp hóa, nước giải khát, karaoke, quán ăn..., trừ "khách".

Ông Nguyễn Văn Độ (chủ quán cà phê Tái Định Cư) cho biết quán chủ yếu chỉ có khách vào buổi tối, tuy nhiên lượng khách không quá nhiều.

Ông Nguyễn Văn Độ (chủ quán cà phê Tái Định Cư) cho biết quán chủ yếu chỉ có khách vào buổi tối, tuy nhiên lượng khách không quá nhiều.

 Một số hàng quán đìu hiu, khách hàng chủ yếu là những người hàng xóm khu dân cư hoặc các đội thợ hồ đến xây nhà mới.

Một số hàng quán đìu hiu, khách hàng chủ yếu là những người hàng xóm khu dân cư hoặc các đội thợ hồ đến xây nhà mới.

Nhiều khu đất trống đã có chủ nhưng chưa có người dọn đến, số khác để cho thuê. Bên cạnh đó, người dân khu vực cho biết nhiều trường hợp vì không thể duy trì đã rao bán nhà, đất để chuyển đến nơi khác.

Nhiều khu đất trống đã có chủ nhưng chưa có người dọn đến, số khác để cho thuê. Bên cạnh đó, người dân khu vực cho biết nhiều trường hợp vì không thể duy trì đã rao bán nhà, đất để chuyển đến nơi khác.

Thông tin rao bán đất được dán dọc các cột đền, bờ tường trong khu tái định cư.

Thông tin rao bán đất được dán dọc các cột đền, bờ tường trong khu tái định cư.

 Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sân bay Long Thành có tổng diện tích hơn 5.300 ha. Trong đó, đất xây sân bay là 5.000 ha, đất xây dựng 2 khu tái định cư là 364 ha. Trong số 5.126 hộ gia đình được bố trí tái định cư, đã có hơn 4.000 hộ được xét duyệt, 3.762/3900 hộ đã được bố trí đất, 91 hộ chưa được phê duyệt và gần 400 hộ chưa được xét duyệt tái định cư.

Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sân bay Long Thành có tổng diện tích hơn 5.300 ha. Trong đó, đất xây sân bay là 5.000 ha, đất xây dựng 2 khu tái định cư là 364 ha. Trong số 5.126 hộ gia đình được bố trí tái định cư, đã có hơn 4.000 hộ được xét duyệt, 3.762/3900 hộ đã được bố trí đất, 91 hộ chưa được phê duyệt và gần 400 hộ chưa được xét duyệt tái định cư.

 Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn (huyện Long Thành, Đồng Nai) nằm gần dự án sân bay Long Thành. Ảnh: Google Maps.

Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn (huyện Long Thành, Đồng Nai) nằm gần dự án sân bay Long Thành. Ảnh: Google Maps.

Chí Hùng - Thư Trần

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/dan-tai-dinh-cu-san-bay-long-thanh-mo-quan-xa-roi-ngoi-nhin-nhau-post1412287.html