Dâng hương tưởng niệm 53 năm ngày đồng bào Sơn Mỹ bị thảm sát

Sáng 16/3, tại Khu chứng tích Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi), Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ tưởng niệm 53 năm ngày 504 thường dân Sơn Mỹ bị sát hại (16/3/1968 – 16/3/2021).

Tại đây, đại biểu lãnh đạo UBND tỉnh, Sở VH-TT&DL, UBND TP. Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh, địa phương cùng các nạn nhân còn sống sót sau vụ thảm sát và người dân dâng hương, bày tỏ lòng thương tiếc, cầu nguyện linh hồn 504 nạn nhân Sơn Mỹ được siêu thoát và ước vọng về thế giới hòa bình, nền tảng lâu dài cho một tương lai bền vững.

Năm nay không sang Việt Nam dự lễ, nhưng ông Billy Kelly, cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam như thường lệ vẫn gửi 504 bông hoa hồng dâng lên linh hồn 504 thường dân Sơn Mỹ bị sát hại. Kèm theo dòng tâm sự trên tấm thiệp: “Tôi lại không về thăm Sơn Mỹ được, nhưng tôi luôn luôn nguyện cầu cho các bạn. Mãi không quên”.

 Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi thắp hương tưởng niệm. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi thắp hương tưởng niệm. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Vào ngày này 53 năm về trước, trong một buổi sáng yên bình tại thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi, một trung đội lính lục quân Hoa Kỳ đổ quân bất ngờ và bắn xối xả thảm sát dã man 504 thường dân vô tội nơi đây. Trong đó có 182 phụ nữ, 60 cụ già, 173 trẻ em và 189 trung niên. Vụ thảm sát Sơn Mỹ (hay còn gọi là Mỹ Lai) đã trở thành vụ thảm sát lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam và cũng là vụ thảm sát lớn nhất do Quân đội Mỹ gây ra trong các cuộc chiến tranh xâm lượt trên toàn cầu.

Thân nhân các gia đình tưởng niệm người thân đã ra đi trong vụ thảm sát năm ấy. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Thân nhân các gia đình tưởng niệm người thân đã ra đi trong vụ thảm sát năm ấy. Ảnh: Nguyễn Ngọc

53 năm đi qua, đồng bào Sơn Mỹ bất khuất, kiên trung, giàu lòng yêu nước và nhân ái, nén nỗi đau thương tột cùng để đứng vững, đóng góp xứng đáng vào công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng trù phú, yên bình, đời sống kinh tế và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể.

Tháp chuông này có tên Hòa Bình và nghi thức đánh chuông 5 hồi và 4 tiếng chuông gợi nhớ 504 thường dân vô tội bị sát hại. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Tháp chuông này có tên Hòa Bình và nghi thức đánh chuông 5 hồi và 4 tiếng chuông gợi nhớ 504 thường dân vô tội bị sát hại. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Ông Billy Kelly, cựu binh Mỹ gửi 504 đóa hoa hồng và lời nhắn gửi đến lễ tưởng niệm. Trong tâm niệm của ông, ông sẽ luôn trở lại Sơn Mỹ vào mỗi năm. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Ông Billy Kelly, cựu binh Mỹ gửi 504 đóa hoa hồng và lời nhắn gửi đến lễ tưởng niệm. Trong tâm niệm của ông, ông sẽ luôn trở lại Sơn Mỹ vào mỗi năm. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Lễ tưởng niệm là dịp mọi người bày tỏ tình cảm yêu thương, cùng thắp nén nhang tưởng nhớ đồng bào bị thảm sát. Bên cạnh đó, gửi đi thông điệp mong muốn không còn chiến tranh và những hậu quả đau thương như Sơn Mỹ năm xưa, để mọi người được sống trong bình yên, hạnh phúc.

Một số hình ảnh tại ngôi làng Sơn Mỹ hôm nay

 Ngôi làng thanh bình. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Ngôi làng thanh bình. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Dấu tích hơn 250 ngôi nhà bị đốt sạch chỉ còn trơ móng. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Dấu tích hơn 250 ngôi nhà bị đốt sạch chỉ còn trơ móng. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Ngôi nhà của ông Đỗ Ký bị binh lính Mỹ đốt phá vào ngày 16/3/1968, được phục dựng vào năm 2003. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Ngôi nhà của ông Đỗ Ký bị binh lính Mỹ đốt phá vào ngày 16/3/1968, được phục dựng vào năm 2003. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Mâm cơm thường ngày của gia đình ông Đỗ Ký trước ngày xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ 16/3/1968. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Mâm cơm thường ngày của gia đình ông Đỗ Ký trước ngày xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ 16/3/1968. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Các hiện vật bên trong nhà ông Đỗ Ký. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Các hiện vật bên trong nhà ông Đỗ Ký. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Nền nhà của ông Đỗ Tùng còn lại sau vụ thảm sát, gia đình ông có 3 người bị binh lính Mỹ giết hại. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Nền nhà của ông Đỗ Tùng còn lại sau vụ thảm sát, gia đình ông có 3 người bị binh lính Mỹ giết hại. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Cây bồ đề của gia đình ông Đỗ Phi còn sót lại sau vụ thảm sát Sơn Mỹ. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Cây bồ đề của gia đình ông Đỗ Phi còn sót lại sau vụ thảm sát Sơn Mỹ. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Hầm tránh pháo của gia đình ông Đỗ Tùng bị binh lính Mỹ đánh sập vào ngày 16/3/1968, được phục dựng vào năm 2003. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Hầm tránh pháo của gia đình ông Đỗ Tùng bị binh lính Mỹ đánh sập vào ngày 16/3/1968, được phục dựng vào năm 2003. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Xe quay nước, nông dân Sơn Mỹ dùng để đưa nước vào ruộng. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Xe quay nước, nông dân Sơn Mỹ dùng để đưa nước vào ruộng. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Trong vụ thảm sát Sơn Mỹ, đã có 24 gia đình tuyệt tự, không còn người nối dõi. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Trong vụ thảm sát Sơn Mỹ, đã có 24 gia đình tuyệt tự, không còn người nối dõi. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Nguyễn Ngọc

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/dang-huong-tuong-niem-53-nam-ngay-dong-bao-son-my-bi-tham-sat-1807487.tpo