Đào đất đụng trúng đồ cổ, cảnh sát lập tức phong tỏa hiện trường vì...

Trong lúc đào đất và dọn dẹp công trường ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, các công nhân đã vô tình tìm thấy một 'kho báu' khổng lồ.

Năm 2019, tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, sau một trận mưa lớn, công nhân xây dựng đang làm việc tại một công trình thì phát hiện thấy " kho báu" gồm nhiều mảnh gốm sứ xanh dưới đất.

Năm 2019, tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, sau một trận mưa lớn, công nhân xây dựng đang làm việc tại một công trình thì phát hiện thấy " kho báu" gồm nhiều mảnh gốm sứ xanh dưới đất.

Ban quản lý công trường nhanh chóng gọi cảnh sát khi nhận ra rằng đó không phải là gốm thông thường. Khi cảnh sát đến, họ tìm thêm một bình sứ khá nguyên vẹn và yêu cầu phong tỏa khu vực.

Ban quản lý công trường nhanh chóng gọi cảnh sát khi nhận ra rằng đó không phải là gốm thông thường. Khi cảnh sát đến, họ tìm thêm một bình sứ khá nguyên vẹn và yêu cầu phong tỏa khu vực.

Ban đầu, cơ quan chức năng nghĩ rằng đây có thể là một khu vực chôn vùi ngôi mộ cổ, nhưng sau khi kiểm tra di tích văn hóa, họ nhận thấy đó có thể là con tàu chở đồ cổ bị đắm và chôn vùi. Việc khai quật con tàu cổ này là sự kiện hiếm gặp và đòi hỏi sự cẩn thận.

Ban đầu, cơ quan chức năng nghĩ rằng đây có thể là một khu vực chôn vùi ngôi mộ cổ, nhưng sau khi kiểm tra di tích văn hóa, họ nhận thấy đó có thể là con tàu chở đồ cổ bị đắm và chôn vùi. Việc khai quật con tàu cổ này là sự kiện hiếm gặp và đòi hỏi sự cẩn thận.

Các nhà chuyên môn và 2 thợ đóng tàu giỏi nhất khu vực đã được mời đến để hỗ trợ việc phân tích cấu trúc của con tàu và làm sạch các vật dụng bên trong nó.

Các nhà chuyên môn và 2 thợ đóng tàu giỏi nhất khu vực đã được mời đến để hỗ trợ việc phân tích cấu trúc của con tàu và làm sạch các vật dụng bên trong nó.

Trong quá trình này, họ phát hiện nhiều đồng tiền cổ và hơn 120 món đồ sứ được sản xuất dưới thời nhà Nguyên, loại sứ vô cùng đắt đỏ và không thể đạo nhái. Điều này gợi ý về giá trị lớn của con tàu và cổ vật trong nó.

Trong quá trình này, họ phát hiện nhiều đồng tiền cổ và hơn 120 món đồ sứ được sản xuất dưới thời nhà Nguyên, loại sứ vô cùng đắt đỏ và không thể đạo nhái. Điều này gợi ý về giá trị lớn của con tàu và cổ vật trong nó.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện nguyên nhân khiến con tàu bị đắm, cho rằng nó có thể do dòng nước cuốn khiến con tàu thay đổi lộ trình và gặp sự cố, dẫn đến chìm.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện nguyên nhân khiến con tàu bị đắm, cho rằng nó có thể do dòng nước cuốn khiến con tàu thay đổi lộ trình và gặp sự cố, dẫn đến chìm.

Sau khi làm sạch và phục dựng, con tàu được trưng bày trong bảo tàng ở Hà Trạch, thu hút sự quan tâm của nhiều nghệ nhân đóng tàu và nhà nghiên cứu.

Sau khi làm sạch và phục dựng, con tàu được trưng bày trong bảo tàng ở Hà Trạch, thu hút sự quan tâm của nhiều nghệ nhân đóng tàu và nhà nghiên cứu.

Mặc dù không có hình dáng hoàn hảo như các tàu hiện đại, nhưng kỹ thuật đóng tàu từ thời nhà Nguyên đã khiến những người đóng tàu hiện đại phải kính phục.

Mặc dù không có hình dáng hoàn hảo như các tàu hiện đại, nhưng kỹ thuật đóng tàu từ thời nhà Nguyên đã khiến những người đóng tàu hiện đại phải kính phục.

Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh tăng T59 số hiệu 337 vừa được công bố Bảo vật Quốc gia.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/dao-dat-dung-trung-do-co-canh-sat-lap-tuc-phong-toa-hien-truong-vi-1905065.html