Đạo Phật dấn thân trong xã hội
'Đạo Phật dấn thân trong xã hội thực chất là sản phẩm của thế kỷ 20 và bây giờ là thế kỷ 21. Chúng ta có thể xác định vào thời điểm lần đầu sự xuất hiện bởi Tiến sĩ B. R. Ambedkar, nhà lãnh đạo quốc gia vĩ đại, người có đóng góp xuất sắc trong việc thành lập Hiến pháp Ấn Độ.
Mục lục bài viết
“Đạo Phật dấn thân trong xã hội thực chất là sản phẩm của thế kỷ 20 và bây giờ là thế kỷ 21. Chúng ta có thể xác định vào thời điểm lần đầu là sự xuất hiện bởi Tiến sĩ B. R. Ambedkar, nhà lãnh đạo quốc gia vĩ đại, người có đóng góp xuất sắc trong việc hình thành Hiến pháp Ấn Độ.
Hiện tượng gần đây của thời đại “Đạo Phật Dấn thân trong Xã hội”
Đạo Phật Dấn thân trong Xã hội đã thay đổi Phật giáo truyền thống như thế nào (How socially engaged Buddhism transforms traditional Buddhism)
Chủ nghĩa hiện sinh tâm lý học (psychological-existential)
Mối liên hệ giữa Đạo Phật Dấn thân với Phật giáo tự nhiên hóa (Relation of socially engaged Buddhism to naturalized Buddhism)
Phật giáo Dấn thân trong Xã hội cần phải dấn thân triệt để (Socially engaged Buddhism needs to be radically engaged)
“Đạo Phật dấn thân trong xã hội thực chất là sản phẩm của thế kỷ 20 và bây giờ là thế kỷ 21. Chúng ta có thể xác định vào thời điểm lần đầu là sự xuất hiện bởi Tiến sĩ B. R. Ambedkar, nhà lãnh đạo quốc gia vĩ đại, người có đóng góp xuất sắc trong việc hình thành Hiến pháp Ấn Độ.
Tác giả: Karsten J. Struhl
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Secular Buddhist Network
Theo một nghĩa nào đó của thuật ngữ ‘Phật giáo luôn gắn bó trong mọi hoạt động xã hội’ đã có từ thời đức Phật, đức Phật cho rằng tất cả mọi người đều có thể gia nhập đoàn thể tăng già hòa hợp, thanh tịnh bất kể địa vị của họ, cũng như việc Ngài chấp nhận vai trò của nữ giới trong đoàn thể của những người xuất gia, chắc chắn là những đột phá về hệ tư tưởng, vì nó mâu thuẫn với hệ tư tưởng đẳng cấp và gia trưởng ở thời đại của Ngài.
Hơn nữa, tất cả các trường phái Phật giáo đều đề cao giá trị phổ quát tâm từ bi vô điều kiện, đòi hỏi phải mở rộng mục tiêu chuyển hóa những nỗi khổ, niềm đau từ chính bản thân mình đến tất cả chúng sinh đang đắm chìm trong biển khổ sông mê.
Tuy nhiên, hầu hết trong lịch sử Phật giáo, trên thực tế, Phật giáo đã không cố gắng thách thức tổ chức xã hội bên ngoài các cơ sở tự viện, nhìn chung đã chấp nhận và thậm chí còn ủng hộ các cơ quan chính quyền phụ thuộc vào sự phát triển của các cơ sở tự viện Phật giáo. Vì thế, sự hiểu biết truyền thống về từ bi tâm của đạo Phật thường tập trung vào nỗi đau tâm lý hiện sinh bên trong và sự giải thoát của mỗi cá nhân thoát vòng mê muội bởi luân hồi sinh tử, biển khổ, sông mê và giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công…
Hiện tượng gần đây của thời đại “Đạo Phật Dấn thân trong Xã hội”
(Phật giáo tham gia xã hội là một hiện tượng của sự hiện đại gần đây)
Thuật ngữ “Đạo Phật Dấn thân trong Xã hội – Socially engaged Buddhism“ đã xuất hiện từ thế kỷ 20 và bây giờ là thế kỷ 21. Chúng ta có thể xác định vào thời điểm lần đầu sự xuất hiện bởi Tiến sĩ B. R. Ambedkar, nhà lãnh đạo quốc gia vĩ đại, người có đóng góp xuất sắc trong việc hình thành Hiến pháp Ấn Độ.
Tiến sĩ Ambedkar đã yêu kính Phật giáo vì hai lý do: Thứ nhất, Phật giáo có nguồn gốc từ đất Ấn Độ, và thứ hai, đó là tôn giáo về đạo đức, luân lý và học tập, và tôn giáo đó không có chỗ cho hệ thống giai cấp. Tiến sĩ Ambedkar đã đặt ra 22 lời thệ nguyện cho những người muốn chuyển đổi sang Phật giáo. Ngày 14 tháng 10 năm 1956, Babasaheb Ambedkar đã tiếp nhận Phật giáo với những người đi theo ông, số lượng lên đến hơn 500,000 người.
Ông đã mang đến một cuộc cách mạng vĩ đại cho những cuộc đời của tầng lớp chán nản, bị đàn áp và bị áp bức ở Ấn Độ. Lý do cơ bản cho sự chuyển đổi sang Phật giáo này là mối lo ngại của Tiến sĩ Ambedkar rằng sẽ không có thách thức đáng kể nào đối với hệ thống đẳng cấp trong khuôn khổ Ấn Độ giáo và rằng chỉ có Phật giáo mới có thể mang lại khả năng giải phóng chính trị và xã hội.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Ambedkar đã nhận ra rằng Phật giáo, trong cả hai hình thức truyền thống Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa, đều không đủ khả năng để thách thức sự áp bức đẳng cấp bên ngoài các bức tường của các cơ sở tự viện Phật giáo.
Do đó, ông đã tổ chức “Phật giáo Tân thừa hay Phương tiện mới – Navayana Buddhism”, giải thích lại Phật giáo là có cam kết đối với bình đẳng xã hội, đấu tranh giai cấp và giải phóng phụ nữ, đồng thời từ bỏ các ý tưởng về nghiệp báo và tái sinh mà ông coi là hỗ trợ cho hệ thống giai cấp ở Ấn Độ. Do đó, Phật giáo Tân thừa hay Phương tiện mới do Tiến sĩ Ambedkar sáng lập có thể được coi là biểu tượng chính trị đầu tiên của “Đạo Phật Dấn thân trong Xã hội – Socially engaged Buddhism“.
Tuy nhiên, phong trào phục hưng Phật giáo của Tiến sĩ B.R. Ambedkar chưa bao giờ sử dụng thuật ngữ “Đạo Phật Dấn thân – Engaged Buddhism“. Thuật ngữ này được Thiền sư Thích Nhất Hạnh sử dụng lần đầu tiên vào những thập niên 1960 tại Việt Nam.
Ở phương tây “Đạo Phật Dấn thân – Engaged Buddhism“ được hiểu như một phong trào tìm kiếm các giải pháp nhằm áp dụng Phật giáo vào mục đích cải biến tích cực xã hội về nhiều phương diện. Thiền sư Thích Nhất Hạnh kêu gọi sự thức tỉnh tập thể của các cá nhân và cộng đồng mà Ngài gọi là “14 giới Tiếp hiện của đạo Phật Dấn thân – eourteen guidelines for engaged Buddhism.”
Những hướng dẫn này đã làm phát huy giới luật đạo đức Phật giáo từ Năm giới nâng lên 14 giới và trao cho tất cả chúng một phạm vi cụ thể về chính trị, xã hội và độ xoắn kinh tế (economic twist).
Ví dụ, Giới Bảo Vệ Sự Sống: – “Ý thức được những khổ đau do chiến tranh và các cuộc xung đột tạo ra, thường nhật Phật tử nguyện thực tập sống đời sống theo tinh thần bất hại, thương yêu và theo tuệ giác tương tức. Phật tử nguyện thực tập chánh niệm để góp phần vào công việc giáo dục hòa bình, làm trung gian hòa giải trong phạm vi gia đình, cộng đồng, giữa những nhóm dân tộc và tôn giáo, quốc gia và quốc tế.
Phật tử nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự chém giết. Trong cuộc sống hằng ngày Phật tử nguyện sẽ không yểm trợ bất cứ một hành vi giết chóc nào trên thế giới, hay trong tư tưởng. Phật tử cũng sẽ thường xuyên tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ sinh mạng, ngăn chặn chiến tranh và xây dựng hòa bình”.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thầy đã dành cả đời để cống hiến cho hòa bình bằng những pháp môn thực tiễn của Phật giáo.Nguồn: st
Suy ngẫm về hướng dẫn này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho rằng việc phản đối chiến tranh là quan trọng, điều quan trọng hơn nữa là phải phản đối những nguyên nhân trước khi chúng bắt đầu gây ra chiến tranh;
Ngài tập trung cả vào nguồn gốc tâm lý bên trong của chiến tranh cũng như các nguyên nhân kinh tế và xã hội của nó. ‘Cách ngăn chặn chiến tranh là kiến tạo hòa bình. . . Trước nhất trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, bằng cách chống lại chủ nghĩa cuồng tín và bám víu vào các quan điểm, và làm việc đồng thời nỗ lực vì công bằng xã hội. Chúng ta phải hùng hồn chống lại tham vọng quyền lực chính trị và kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, kể cả chúng ta’ (1993, 42).
Thiền sư Thích Nhất Hạnh diễn dịch giới thứ hai trong Ngũ giới như Giới Thứ Hai: ‘Hạnh Phúc Chân Thật – Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp, áp bức và bất công xã hội gây ra, Phật tử nguyện thực tập chia sẻ thời giờ, năng lực và tài vật của bản thân với những kẻ thiếu thốn, trên cả ba phương diện: tư duy, nói năng, và hành động trong đời sống hằng ngày. Phật tử nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra.
Phật tử nguyện thực tập nhìn sâu để thấy được hạnh phúc và khổ đau của người kia có liên hệ mật thiết đến hạnh phúc và khổ đau của chính bản thân.Phật tử biết hạnh phúc chân thực không thể nào có được nếu không có hiểu biết và thương yêu, trong khi đó đi tìm hạnh phúc bằng cách chạy theo quyền lực, danh vọng, giàu sang và sắc dục có thể đem lại nhiều hệ lụy và tuyệt vọng. Phật tử ý thức được hạnh phúc chân thực phát sinh từ cách nhìn của con mà không phải từ bên ngoài đem tới.
Thực tập tri túc giúp bản thân sống hạnh phúc được ngay trong giây phút hiện tại để nhận diện những điều kiện hạnh phúc mà con đang có. Phật tử nguyện thực tập Chánh mạng để có thể làm giảm thiểu khổ đau của mọi người, mọi loài, bảo hộ được trái đất và chấm dứt những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu bất thường’. (1993, 43).
Suy ngẫm về phần sau của lời giáo huấn này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh khẳng định đây không phải chỉ là nghĩa vụ của “các nhà lập pháp, chính trị gia và các nhà lãnh đạo cách mạng” mà còn đòi hỏi mỗi cá nhân chúng ta có nghĩa vụ “tiếp cận với những người bị áp bức và giúp đỡ bảo vệ họ; quyền sống và quyền tự vệ củ họ khỏi bị áp bức, bóc lột” (1993, 44).
Đạo Phật Dấn thân trong Xã hội đã thay đổi Phật giáo truyền thống như thế nào (How socially engaged Buddhism transforms traditional Buddhism)
Hòa thượng Bhikkhu Bodhi, vị tăng sỹ Phật giáo Hoa Kỳ, một dịch giả nổi tiếng về kinh điển Pāli nguyên thủy, chủ tịch thứ hai của Buddhist Publication Society lập luận rằng, khi Phật giáo Đại thừa mở đầu giai đoạn thứ hai trong sự phát triển ý thức đạo đức Phật giáo, bắt đầu giai đoạn thứ ba là “Đạo Phật Dấn thân trong Xã hội – Socially engaged Buddhism“ thậm chí có lẽ đây là lý tưởng Bồ tát, Bồ tát vì muốn độ tất cả chúng sinh đạt đến Niết bàn nên phát nguyện ở lại thế giới nhiều khổ đau này để làm lợi ích cho chúng sinh.
Kinh điển Đại thừa phác vẽ một hình tượng Bồ tát đi vào đời hoằng hóa bằng nhiều phương cách khác nhau.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy rằng ai cũng có thể là những vị bồ tát, bằng cách sống hạnh phúc trong những công việc tầm thường, như khi gọt một trái cam hay nhấp một hớp trà, một cách tỉnh thức. Rất nhiều người góp phần làm cho chánh niệm trở thành một phong trào, nhưng có lẽ thiền sư Thích Nhất Hạnh góp phần nhiều nhất với nhiệm vụ chuyển hóa các cấu trúc mang tính hệ thống áp bức đang gây đau khổ trầm trọng cho con người trên thế giới hiện nay đang trải nghiệm cụ thể. (2009, 15).
Chủ nghĩa hiện sinh tâm lý học (psychological-existential)
Do đó, “Đạo Phật Dấn thân trong Xã hội – Socially engaged Buddhism“ đề cập đến cả những nguyên nhân của những nỗi khổ niềm đau xã hội bên ngoài cũng như những nguyên nhân bên trong về phương diện Chủ nghĩa hiện sinh tâm lý học.
Những biểu hiện Chủ nghĩa hiện sinh tâm lý học của đau khổ bắt nguồn từ ảo tưởng về bản ngã (chủ nghĩa vị kỷ), trong sự lập trình ích kỷ (yêu mến tự thân) và chấp ngã (cố chấp có thật ngã) của chúng ta; khuynh hướng phản ứng của chúng ta trong tham ái và chấp trước; trong ba độc tham, sân, si; sự khó khăn của chúng ta bởi việc chấp nhận sự vô thường; sự bất lực của chúng ta bởi việc kiểm soát bệnh tật; tuổi già và cái chết.
“Đạo Phật Dấn thân trong Xã hội – Socially engaged Buddhism“ khai triển từ bi tâm và ban trải từ bi tâm đến vượt qua thách thức và giảm bớt những hình thức đau khổ do xã hội gây ra như sự bần cùng hóa, vô gia cư, sự xuống cấp của đạo đức xã hội và nhiều hình thức áp bức, bất công – phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, kỳ thị đồng tính và phân biệt tuổi tác (hành vi đối xử khác biệt với một người, thường là ít thiện cảm, vì độ tuổi của người đó tại nơi làm việc) – cũng như chủ nghĩa quân phiệt, ảo tưởng xã hội (hệ tư tưởng), biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm hệ sinh thái tự nhiên.
“Đạo Phật Dấn thân trong Xã hội – Socially engaged Buddhism“ đã chứng kiến những sự đau khổ xã hội này với tương tác và củng cố các phương diện Chủ nghĩa hiện sinh tâm lý học bên trong mà Phật giáo truyền thống đề cập đến. Điều này xuất phát từ sự thừa nhận mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh gọi là “tương tức và tương nhập -interbeing” (Tương tức có nghĩa là cái này là cái kia, cái kia là cái này: tương nhập có nghĩa là cái này nằm trong cái kia, cái kia nằm trong cái này).
Vì thế, tôi không thể dập tắt những nỗi khổ niềm đau của cá nhân mà không đối mặt với những nguyên nhân gây ra sự đau khổ xã hội của những chúng sinh khác mà tôi chắc chắn có liên hệ với họ, cũng như ngược lại, tôi không thể dập tắt sự đau khổ xã hội mà không đối mặt với những nguyên nhân gây ra nỗi khổ niềm đau của cá nhân.
Mối liên hệ giữa Đạo Phật Dấn thân với Phật giáo tự nhiên hóa (Relation of socially engaged Buddhism to naturalized Buddhism)
“Đạo Phật Dấn thân trong Xã hội – Socially engaged Buddhism“ cần đến mức độ cơ bản nào về phủ định những siêu hình của các hình thức truyền thống Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa? Một lý do để nêu ra câu hỏi này là ngày nay nhiều cá nhân tham gia vào nhiều hình thức truyền thống hơn của Phật giáo đang bắt đầu coi trọng nhu cầu tham gia xã hội.
Ví dụ, Hòa thượng Bhikkhu Bodhi viết tán thành “Đạo Phật Dấn thân trong Xã hội – Socially engaged Buddhism“ và trên thực tế, bản thân Ngài là một nhà hoạt động dấn thân vào xã hội, Ngài vẫn là một tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy cam kết với những giả định như nghiệp báo và tái sinh cũng như ý tưởng về niết bàn như một cõi vô điều kiện của chúng sinh.
Mặc dù điều này chưa hẳn là mâu thuẫn, nhưng tôi cho rằng Phật giáo Tự nhiên hóa – Phật giáo phủ định ý tưởng về một thế giới siêu nhiên và tương thích với sự hiểu biết của chúng ta về thế giới tự nhiên như được thông tin bởi khoa học tự nhiên và xã hội – phù hợp hơn với Đạo Phật Dấn thân trong Xã hội.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.Nguồn: sưu tầm
Nó phù hợp hơn, bởi không bị ràng buộc vì những giả định về nghiệp, tái sinh và niết bàn như một cõi siêu việt, vô điều kiện, nó có thể dễ dàng tập trung hơn vào nỗ lực giảm thiểu những nỗi khổ niềm đau, thúc đẩy sự hưng vượng trong cuộc sống này, cuộc sống duy nhất mà chúng ta có thể biết rằng chúng ta có.
Ngược lại, các hình thức Phật giáo truyền thống cho rằng những gì chúng ta đã làm trong tiền kiếp ít nhất chịu trách nhiệm một phần về vị trí xã hội hiện tại của chúng ta, có xu hướng làm suy yếu khả năng của chúng ta trong việc thách thức các lực lượng xã hội và thiết chế chịu trách nhiệm về sự áp bức xã hội và chính trị. Chính vì lý do này mà khi trở thành phật tử, Tiến sĩ Ambedkar thấy cần phải tiếp tục tái sinh thực hành hạnh nguyện của mình trong tưởng Bồ tát trong đời sống xã hội.
Hơn nữa, giả định truyền thống của Phật giáo rằng chúng ta có thể có những kiếp sống tương lai sẽ phải cấp bách khước từ sự thay đổi các điều kiện xã hội của kiếp này, vì chúng ta luôn có thể có một cuộc sống khác. Ngoài ra, giả định rằng việc đạt được niết bàn giúp thoát khỏi vòng luân hồi gợi ý rằng đau khổ cuối cùng có thể được vượt qua mà không cần đấu tranh xã hội.
Cuối cùng, trong chừng mực mục tiêu của Phật giáo truyền thống là giúp tất cả nhân loại thoát khỏi sự tái sinh, thì việc này hậu quả tuyệt chủng hàng loạt trong vũ trụ. Mặc dù mục tiêu cuối cùng này thường hoạt động ở khung nền, nó có thể làm xói mòn nỗ lực bảo tồn mạng lưới của sự sống trong sinh quyển.
Phật giáo Dấn thân trong Xã hội cần phải dấn thân triệt để (Socially engaged Buddhism needs to be radically engaged)
Trước khi kết thúc cuộc thảo luận này tôi muốn đưa ra tuyên bố nữa. Chỉ đơn giản tham gia vào xã hội là chưa đủ. Để đối đầu với những nguyên nhân cơ bản của những nỗi khổ niềm đau trong thế giới đương đại, Phật giáo cần phải dấn thân một cách triệt để.
Nguyên nhân của đau khổ – có cái phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ có nguồn gốc sâu xa trong tâm tưởng của con người, cội gốc của đau khổ xuất phát từ các hình thức áp bức, bóc lột, và bắt nguồn từ sự thống trị bởi các thể chế có quỹ đạo lịch sử lâu dài và được hỗ trợ bởi các lực lượng chính trị, kinh tế, chi phối thống trị xã hội.
Vì thế, trong khi cung cấp hỗ trợ cho những người cần sự giúp đỡ – giúp đỡ những người vô gia cư, cung cấp hỗ trợ cho người nghèo, hướng dẫn tu tập thiền chánh niệm trong nhà tù, v.v. . . là những mục tiêu đáng giá, các vấn đề sẽ tiếp tục tồn tại khi gốc rễ của những vấn đề này được giải quyết.
Điều này sẽ đòi hỏi một sự phân tích phật pháp siêu việt thời gian và không gian. Nó sẽ đòi hỏi phải phân tích các thiết chế xã hội gây ra tình trạng vô gia cư, nạn đói và các vấn đề kinh tế và xã hội quan trọng khác, đồng thời sẽ đòi hỏi sự sẵn sàng thách thức những thiết chế xã hội đó. Giống như phân tích của Phật giáo về nguồn gốc tương tác, phụ thuộc lẫn nhau thừa nhận sự phức tạp của các nguyên nhân, phân tích này sẽ tiếp tục thấy được nhiều mối liên hệ nhân quả xã hội, kinh tế và chính trị gây ra những hình thức đau khổ của xã hội này.
Ví dụ, trong khi nguyên nhân trực tiếp nào dẫn tới khủng hoảng kinh tế gây ra những ảnh hưởng gì tới đời sống, nhất là tình trạng vô gia cư là ngành bất động sản được duy trì bởi các lực lượng chính trị hỗ trợ tài chính cho ngành này, thì đằng sau điều này là nhu cầu cấp bách về vốn tài chính và toàn bộ cấu trúc của chủ nghĩa tư bản doanh nghiệp.
Hơn nữa, các vấn đề vận hành của tiến trình nhân quả mà Phật giáo xác định tương tác với các vấn đề về sự vận hành của tiến trình nhân quả gây ra đau khổ cho xã hội.
Trích dẫn từ một bản tuyên ngôn Phật giáo Dân thân Triệt để mà tôi đồng viết với các tác giả Mike Slott và Katya de Kadt, ‘Các hệ thống xã hội bóc lột và áp bức (chủ nghĩa tư bản, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, kỳ thị đồng tính, chủ nghĩa bản năng, v.v.) tương tác phụ thuộc lẫn nhau và củng cố các xu hướng của chúng ta đối với sự khao khát, bám víu và có hiểu biết ảo tưởng về bản thân.
Ngoài ra, những cơ cấu bóc lột và áp bức này trực tiếp gây tổn hại cho các cá nhân và nhóm người theo nhiều cách khác nhau, đồng thời củng cố những khuynh hướng tiêu cực có hại của con người phát triển từ tam độc tham, sân, si’.
Vì thế, Đạo Phật Dấn thân cần phải bắt nguồn từ những hình thức phân tích phật pháp siêu việt thời gian và không gian – phân tích các hình thức khác nhau bởi nguồn gốc bản chất của lý thuyết xã hội – ví dụ sự phê phán chủ nghĩa Marx về chủ nghĩa tư bản; sự phê phán vô chính phủ về bộ máy quan liêu và sự thống trị; sự phê phán nữ quyền đối với chế độ phụ hệ;
Sự phân tích quan trọng về chủng tộc về cách thức mà quyền lực tối cao của người da trắng được đưa vào các thiết chế xã hội, chính trị và kinh tế của chúng ta; phê phán sinh thái về sự thống trị của thiên nhiên và hệ tư tưởng về liên tục tăng trưởng kinh tế tổng hợp.
Khi Dấn thân một cách triệt để, Phật giáo cũng cần một tầm nhìn về một xã hội có thể giải quyết các nguyên nhân thiết chế xã hội cũng như hiện sinh của đau khổ – một cộng đồng chủ nghĩa xã hội sinh thái nhân ái, hợp tác và bình đẳng, chống phân biệt chủng tộc và chống gia trưởng, một xã hội trong đó các cá nhân thoát khỏi ảo tưởng về bản ngã (cái tôi ích kỷ) và những động cơ của ái ngã (yêu quí cái ta rất sâu đậm, là 1 trong 4 phiền não căn bản) và chấp ngã (cố chấp có thực ngã).
Nếu đạo Phật muốn Dấn thân một cách triệt để, nó sẽ cần phải phát huy chính niệm hơn nữa, từ bi tâm và thực hành từ bi tâm để mỗi cá nhân chúng ta có thể nhận ra cách chúng ta hóa thân xâm nhập vào các thiết chế áp bức và bóc lột gây ra đau khổ và để chúng ta có thể phá vỡ và tháo dỡ các thiết chế áp bức và bóc lột, các mô hình bên trong tâm lý thúc đẩy sự tham gia này.
Điều đó đòi hỏi các phật tử phải tham già cùng với những người khác trong các phong trào xã hội và chính trị nhằm đối đầu với các thế lực gây ra đau khổ cho các hình thức kinh tế, xã hội và cố gắng phá hủy các thiết chế duy trì chúng.
Hơn nữa, các phật tử cũng có thể sử dụng các thực hành chính niệm, từ bi tâm, lòng bác ái trong các phong trào xã hội và chính trị mà họ tham gia để giúp làm giảm các khuynh hướng ám ảnh hận thù, tuyệt vọng và kiệt sức thường gây nhiễu loạn các phong trào này.
Nhìn chung, sự thực hành Đạo Phật Dấn thân triệt để có thể trở thành một phần của các phong trào quy mô hơn, nhằm chuyển hóa xã hội triệt để và có thể mang lại những kỹ năng Phật giáo để giúp phát triển, hướng dẫn những phong trào quy mô hơn, giống như tầm nhìn và phương thức phân tích của các phong trào xã hội đó có thể giúp hướng dẫn những phật tử dấn thân triệt để.
Tác giả: Karsten J. Struhl
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Secular Buddhist Network
***
Tham khảo:
(References:)
Bhikkhu Bodhi (2009). ‘Socially Engaged Buddhism and the Trajectory of Buddhist Ethical Consciousness.’ Religion East and West 9, 1-23.
Nhat Hanh Thich (1993). Interbeing: Fourteen Guidelines for Engaged Buddhism. Berkeley, CA: Parallax Press.
PDF PRINT
Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/dao-phat-dan-than-trong-xa-hoi.html