Dấu ấn hào hùng ngày 10/10/1954 tại Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là một quần thể công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử. Đây cũng là nơi ghi dấu trang sử hào hùng của Thủ đô Hà Nội ngày 10/10/1954.

Không chỉ là một công trình kiến trúc cổ xưa, Hoàng thành Thăng Long hay thành cổ Hà Nội còn là nơi ghi dấu những trang sử hào hùng của Thủ đô Hà Nội thế kỷ 20. Một trong những trang sử đó là ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954.

Không chỉ là một công trình kiến trúc cổ xưa, Hoàng thành Thăng Long hay thành cổ Hà Nội còn là nơi ghi dấu những trang sử hào hùng của Thủ đô Hà Nội thế kỷ 20. Một trong những trang sử đó là ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954.

Ngược dòng thời gian, vào 8 giờ sáng ngày 10/10/1954, cánh quân phía Tây của Quân đội nhân dân Việt Nam xuất phát từ khu Quần Ngựa đi qua các đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang… đến 9h45 thì vào thành cổ Hà Nội bằng cửa Đông.

Ngược dòng thời gian, vào 8 giờ sáng ngày 10/10/1954, cánh quân phía Tây của Quân đội nhân dân Việt Nam xuất phát từ khu Quần Ngựa đi qua các đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang… đến 9h45 thì vào thành cổ Hà Nội bằng cửa Đông.

Vào hồi 9h30, đoàn cơ giới và pháo binh, cùng các đồng chí chỉ huy cuộc tiếp quản Hà Nội xuất phát từ sân bay Bạch Mai, đi đến Ngã tư Vọng, sang Ngã tư Trung Hiền, theo đường Bạch Mai, phố Huế, qua Bờ Hồ, qua khu phố cổ Hà Nội tiến vào thành cổ Hà Nội bằng cửa Bắc.

Vào hồi 9h30, đoàn cơ giới và pháo binh, cùng các đồng chí chỉ huy cuộc tiếp quản Hà Nội xuất phát từ sân bay Bạch Mai, đi đến Ngã tư Vọng, sang Ngã tư Trung Hiền, theo đường Bạch Mai, phố Huế, qua Bờ Hồ, qua khu phố cổ Hà Nội tiến vào thành cổ Hà Nội bằng cửa Bắc.

Khu thành cổ, cơ quan đầu não của quân đội Pháp ở Hà Nội, đã được quân ta tiếp quản một cách tuyệt đối an toàn và nhanh gọn trong buổi sáng ngày 10/10/1954.

Khu thành cổ, cơ quan đầu não của quân đội Pháp ở Hà Nội, đã được quân ta tiếp quản một cách tuyệt đối an toàn và nhanh gọn trong buổi sáng ngày 10/10/1954.

Quảng trước phía trước Đoan Môn - khi đó là sân vận động Cột Cờ - chính là nơi hội quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi tiến vào giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954.

Quảng trước phía trước Đoan Môn - khi đó là sân vận động Cột Cờ - chính là nơi hội quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi tiến vào giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954.

Đến 15 giờ ngày 10/10/1954, hàng vạn nhân dân Thủ đô Hà Nội đã có mặt tại sân Cột Cờ để cùng các chiến sĩ thuộc Đại đoàn 308 dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức.

Đến 15 giờ ngày 10/10/1954, hàng vạn nhân dân Thủ đô Hà Nội đã có mặt tại sân Cột Cờ để cùng các chiến sĩ thuộc Đại đoàn 308 dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức.

Sau 9 năm kể từ cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lá cờ đỏ sao vàng của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại chính thức được kéo lên tại Cột cờ Hà Nội.

Sau 9 năm kể từ cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lá cờ đỏ sao vàng của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại chính thức được kéo lên tại Cột cờ Hà Nội.

Sau lễ chào cờ, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308 (nay là Sư đoàn 308), Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô.

Sau lễ chào cờ, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308 (nay là Sư đoàn 308), Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô.

Trong Lời kêu gọi này, Người nhắn gửi: “Cùng đồng bào Hà Nội thân mến! Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào...”.

Trong Lời kêu gọi này, Người nhắn gửi: “Cùng đồng bào Hà Nội thân mến! Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào...”.

“...Ngày nay, do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể!”.

“...Ngày nay, do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể!”.

Thành cổ Hà Nội - Hoàng thành Thăng Long, là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long (thế kỷ 7) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.

Thành cổ Hà Nội - Hoàng thành Thăng Long, là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long (thế kỷ 7) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.

Đây là một quần thể công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống di tích Việt Nam.

Đây là một quần thể công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống di tích Việt Nam.

Di tích lịch sử đặc biệt này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010.

Di tích lịch sử đặc biệt này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010.

Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/dau-an-hao-hung-ngay-10101954-tai-hoang-thanh-thang-long-2040095.html