Dấu hiệu cảnh báo rối loạn đông máu nguy hiểm, không thể bỏ qua
Người mắc rối loạn đông máu có thể gặp biến chứng nghiêm trọng do chảy máu quá nhiều sau chấn thương, phẫu thuật hoặc tắc nghẽn khiến máu không lưu thông.
Rối loạn đông máu là một rối loạn chảy máu. Nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây ra sự thiếu hụt trong quá trình đông máu, bao gồm cả từ di truyền và mắc phải.
Rối loạn đông máu là gì?
Bác sĩ Đoàn Thu Hồng, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, cho biết cầm máu là ngừng mất máu hoặc ngừng chảy máu. Đông máu là quá trình cơ thể tạo ra cục máu đông, một phần quan trọng của quá trình cầm máu. Quá trình đông máu và cầm máu liên quan đến tiểu cầu (một loại tế bào máu). Bên cạnh đó, enzym và protein phối hợp với nhau để tạo thành cục máu đông khỏe mạnh và thúc đẩy việc chữa lành.
Rối loạn đông máu bao gồm các vấn đề về cầm máu. Nó có thể xảy ra do sự thiếu hụt bất kỳ tế bào, enzyme hoặc protein nào có liên quan đến các bước đông máu. Rối loạn đông máu có thể do di truyền, mắc phải từ bệnh tật, suy cơ quan hoặc thuốc.
Các triệu chứng dễ nhận thấy nhất của rối loạn đông máu là chảy máu và bầm tím. Đôi khi, chảy máu có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Rối loạn đông máu có thể gây chảy máu sau các chấn thương hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân.
"Tùy thuộc vào một số yếu tố, vấn đề chảy máu có thể xấu đi hoặc cải thiện vào những thời điểm khác nhau. Những yếu tố này có thể bao gồm dinh dưỡng, thuốc hoặc điều trị nguyên nhân cơ bản", bác sĩ Thu Hồng nói.
Theo bác sĩ Hồng, các triệu chứng cụ thể của rối loạn đông máu có thể bao gồm:
Chảy máu kéo dài sau khi bị thương
Bầm tím, ngay cả sau khi va chạm nhẹ
Chảy máu mũi
Chảy máu nướu răng
Có máu trong nước tiểu
Có máu trong phân
Chảy máu kinh nguyệt nặng
Thông thường, rối loạn đông máu không gây ra các triệu chứng khác ngoài chảy máu, tuy nhiên vấn đề tiềm ẩn có thể gây ra các dấu hiệu khác. Ví dụ, rối loạn đông máu xảy ra do bệnh gan, có thể liên quan đến vàng da (vàng da và tròng trắng mắt).
Theo bác sĩ Thu Hồng, rối loạn đông máu có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng nếu chảy máu nhanh hoặc tổn thương cơ quan. Chảy máu nhiều cũng có thể dẫn đến mất máu hoặc có khả năng gây sưng, áp lực đến các cơ quan quan trọng.
Các dấu hiệu của biến chứng rối loạn đông máu bao gồm:
Đau khớp dữ dội do chảy máu quanh khớp.
Đau bụng dữ dội do xuất huyết tiêu hóa.
Ho ra máu do chảy máu trong phổi hoặc thực quản.
Khó thở do chảy máu nghiêm trọng cản trở luồng không khí.
Đau đầu do chảy máu trong hoặc xung quanh não.
Nguyên nhân gây rối loạn đông máu
Bác sĩ Hồng phân tích khi cơ thể bị thương, các hormone được giải phóng để truyền tín hiệu cho tiểu cầu và protein đông máu đến khu vực bị tổn thương. Điều này cho phép máu đông lại và bắt đầu chữa lành.
Sự thiếu hụt tiểu cầu hoặc protein liên quan đến quá trình đông máu (các phản ứng và quá trình liên kết dẫn đến hình thành cục máu đông) có thể gây ra rối loạn đông máu.
Các tình trạng gây rối loạn đông máu bao gồm:
Hemophilia: Rối loạn chảy máu di truyền bao gồm hemophilia A, hemophilia B và hemophilia C, gây ra bởi sự thiếu hụt di truyền trong các protein của yếu tố đông máu cụ thể.
Bệnh Von Willebrand: Sự thiếu hụt di truyền hoặc mắc phải đối với một loại protein cần thiết để đông máu hoạt động tốt.
Sử dụng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu), chẳng hạn warfarin.
Chấn thương nặng.
Bệnh đông máu di truyền (thiếu hụt yếu tố đông máu di truyền).
Bên cạnh đó, một số bệnh lý xảy ra đồng thời với rối loạn đông máu hoặc làm tăng nguy cơ như bệnh gan, bệnh mạn tính, nhiễm trùng nặng, rối loạn miễn dịch...
Điều trị như thế nào?
Bác sĩ Thu Hồng cho biết rối loạn đông máu thường có thể được điều trị bằng thuốc. Mỗi nguyên nhân gây rối loạn đông máu đều có cách điều trị riêng. Thông thường, việc điều trị cần duy trì suốt đời đối với một số dạng rối loạn đông máu mạn tính.
Trong một số trường hợp như khi bị chảy máu nghiêm trọng, bạn có thể cần phải truyền máu để bổ sung vì cơ thể đang tạo ra các tế bào máu mới để thay thế những tế bào đã mất.
"Việc điều chỉnh lối sống không thể chữa khỏi bệnh rối loạn đông máu, nhưng chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng để duy trì các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể tạo tiểu cầu và protein để cầm máu", bác sĩ Hồng nhấn mạnh.
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình đông máu thích hợp bao gồm:
Vitamin K có trong rau lá xanh.
Protein có trong đậu, hải sản, thịt gà, thịt bò và các sản phẩm từ sữa.
Người bị rối loạn đông máu có xu hướng chảy máu. Các biện pháp phòng ngừa có thể bao gồm:
Tránh các hoạt động có nguy cơ chấn thương cao như môn thể thao tiếp xúc.
Xét nghiệm trước thủ tục phẫu thuật.
Chăm sóc tiền sản trong thời kỳ mang thai.
Chuẩn bị cho khả năng mất máu quá nhiều trong khi sinh thường hoặc phẫu.