Dấu tích 'bể xương người' khổng lồ giữa trung tâm Hà Nội

Ngay giữa trung tâm Hà Nội, có một 'bể xương người' khổng lồ bên trong khuôn viên Nghĩa trang Hợp Thiện (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là dấu tích để lại của nạn đói năm 1945 (Ất Dậu). Ước tính nơi đây chôn cất hàng chục nghìn bộ hài cốt của đồng bào Việt Nam.

Nạn đói năm 1945 (Ất Dậu) đã lấy đi tính mạng của hơn 2 triệu người dân Việt Nam và tới ngày hôm nay ở giữa thủ đô Hà Nội, còn sót lại một chứng tích của những ngày tháng đen tối đó dù quá khứ đã dần chìm vào quên lãng.

Dấu tích còn lại của nạn đói năm 1945 ở Hà Nội đó là một "bể xương" khổng lồ hay hố chôn tập thể được người dân thủ đô quy tập hài cốt về từ năm 1951. Rồi cái chứng tích duy nhất về nạn đói khủng khiếp chưa xa ấy bị bỏ hoang cho đến khi những cơn lốc đô thị hóa ập đến…

 Cổng chính dẫn vào khu tưởng niệm Hợp - Thiện - Linh - Đài tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Cổng chính dẫn vào khu tưởng niệm Hợp - Thiện - Linh - Đài tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Lịch sử Việt Nam ghi nhận con số 2 triệu người chết vì đói được lan tỏa khắp cả miền Trung lẫn miền Bắc vào năm 1945. Trong tài liệu của Viện Sử học nói rất chi tiết nạn đói kinh hoàng này. Cụ thể, khắp các địa phương Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng… mọc lên không biết bao nhiêu bãi tha ma từ những hố chôn tập thể như Cồn Ma, mả Quán, gò Ma… Tuy nhiên, hố chôn tập thể lớn nhất là ở chính giữa thủ đô Hà Nội.

Theo người dân sinh sống tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng cho biết, trên thực tế thì ở khu vực này có tới 2 "bể xương" chứ không phải là một bể. "Bể xương" lớn nhất hiện nằm dưới bia tưởng niệm. Còn bể xương nhỏ với diện tích khoảng 50m2 hiện nay nằm lẫn với phần móng của nhà dân.

Chia sẻ với phóng viên, ông Đặng Văn Tuyến (người trông nom khu di tích Nghĩa trang Hợp Thiện) cho biết: "Năm 2005 tôi nghỉ hưu thì về đây trông nom luôn khu nghĩa trang này. Tính đến nay cũng gần 20 năm nhưng không có sách vở nào cũng như cá nhân nào thống kê được có bao nhiêu bộ hài cốt được chôn trong "bể xương" này. Người ta chỉ ước lượng với con số lên đến hàng chục nghìn người xấu số. Hàng năm vẫn có rất nhiều đoàn khách trong nước và nước ngoài đến thắp hương.

Công việc của tôi tại khu tưởng niệm này là dọn dẹp, làm vệ sinh sạch sẽ khuôn viên, hương khói cho những đồng bào Việt Nam xấu số nằm tại đây. Đồng thời mở cửa hàng ngày để cho du khách thập phương tới tham quan, hương khói", ông Đặng Văn Tuyến cho biết.

Ngoài ra, ông Tuyến cho biết thêm, khu di tích này từng được tôn tạo lần đầu tiên vào năm 2003, khi đó cố Thủ tướng Phan Văn Khải về thắp hương, sau đó mãi tới năm 2013 tiếp tục tôn tạo mở thêm đường để đi vào khu tưởng niệm. Đến hiện tại, nơi đây đang chuẩn bị được các cấp chính quyền lên kế hoạch thực hiện việc tôn tạo lại.

Hình ảnh tại Nghĩa trang Hợp Thiện tại Hà Nội

 Biển chỉ dẫn vào Khu tưởng niệm đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1945 tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Biển chỉ dẫn vào Khu tưởng niệm đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1945 tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

 Khuôn viên bên trong khu tưởng niệm có chứa "bể xương" lớn nhất Hà Nội.

Khuôn viên bên trong khu tưởng niệm có chứa "bể xương" lớn nhất Hà Nội.

 Khu tưởng niệm các người dân chết trong nạn đói năm 1945 nhìn từ trên cao.

Khu tưởng niệm các người dân chết trong nạn đói năm 1945 nhìn từ trên cao.

 Phía trên bể xương là bia tưởng niệm với dòng chữ: "Nơi an giấc ngàn năm của đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói 1944-1945". Bên dưới là "bể xương" được ốp gạch hoa, trên bày trí gọn gàng. Phần nổi của "bể xương" nằm trên mặt đất. Còn phần chìm sâu dưới lòng đất khá sâu và rộng.

Phía trên bể xương là bia tưởng niệm với dòng chữ: "Nơi an giấc ngàn năm của đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói 1944-1945". Bên dưới là "bể xương" được ốp gạch hoa, trên bày trí gọn gàng. Phần nổi của "bể xương" nằm trên mặt đất. Còn phần chìm sâu dưới lòng đất khá sâu và rộng.

 Vào đầu những năm 90, nấm mồ khổng lồ này còn nằm lộ thiên. Trước tình hình đó, nấm mồ khổng lồ đã được người dân chung tay xây dựng thành bể kiên cố chỉ để lại một lỗ thông âm - dương.

Vào đầu những năm 90, nấm mồ khổng lồ này còn nằm lộ thiên. Trước tình hình đó, nấm mồ khổng lồ đã được người dân chung tay xây dựng thành bể kiên cố chỉ để lại một lỗ thông âm - dương.

 Theo ông Đặng Văn Tuyến (71 tuổi), ngày xưa nấm mồ tập thể này có tên là nghĩa trang Hợp Thiện nhưng sau đó do nhiều thay đổi, các hộ dân xung quanh đã làm nhà và dần dần mảnh đất bị co hẹp lại còn như khu tưởng niệm hiện nay. Đến năm 2013, nghĩa trang được tôn tạo, mở thêm một cổng phía đường Minh Khai.

Theo ông Đặng Văn Tuyến (71 tuổi), ngày xưa nấm mồ tập thể này có tên là nghĩa trang Hợp Thiện nhưng sau đó do nhiều thay đổi, các hộ dân xung quanh đã làm nhà và dần dần mảnh đất bị co hẹp lại còn như khu tưởng niệm hiện nay. Đến năm 2013, nghĩa trang được tôn tạo, mở thêm một cổng phía đường Minh Khai.

 Ông Tuyến cũng cho biết thêm, nơi đây có hàng chục nghìn đồng bào chết trong nạn đói năm 1945 không bia mộ, được mai táng trong một nấm mồ tập thể.

Ông Tuyến cũng cho biết thêm, nơi đây có hàng chục nghìn đồng bào chết trong nạn đói năm 1945 không bia mộ, được mai táng trong một nấm mồ tập thể.

 Trong khuôn viên nghĩa trang Hợp Thiện có một không gian tưởng niệm nhắc nhở thế hệ trẻ bước chân tới phải ghi nhớ đến một giai đoạn lịch sử của đất nước.

Trong khuôn viên nghĩa trang Hợp Thiện có một không gian tưởng niệm nhắc nhở thế hệ trẻ bước chân tới phải ghi nhớ đến một giai đoạn lịch sử của đất nước.

 Cố Thủ tướng Phan Văn Khải tới thăm nghĩa trang Hợp Thiện năm 2003.

Cố Thủ tướng Phan Văn Khải tới thăm nghĩa trang Hợp Thiện năm 2003.

 Hình ảnh người dân vận chuyển quy tập hài cốt của đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói 1944-1945.

Hình ảnh người dân vận chuyển quy tập hài cốt của đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói 1944-1945.

 Người dân đào móng xây bể mộ quy tập hài cốt đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói 1944-1945.

Người dân đào móng xây bể mộ quy tập hài cốt đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói 1944-1945.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/dau-tich-be-xuong-nguoi-khong-lo-giua-trung-tam-ha-noi-post255755.html