Các khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) mang đậm dấu ấn đầu tư của Singapore tại Việt Nam. Từ dự án ban đầu tại Bình Dương , chuỗi 8 khu công nghiệp VSIP đã hiện diện tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hải Dương và Nghệ An, thu hút nhiều tỷ USD từ hàng trăm doanh nghiệp thuộc 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư, tạo việc làm cho hàng tram nghìn lao động tại địa phương. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm VSIP I Bình Dương, ngày 13/4/2013. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn và mang đến cho các doanh nghiệp Thái Lan nhiều sự lựa chọn. Trong ảnh: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Siam Steel Việt Nam thuộc Tập đoàn Siam Steel (Thái Lan) hoạt động từ năm 2006 tại Khu công nghiệp Phúc Điền (Hải Dương), chuyên sản xuất thép tấm với công suất 135.000 m2/năm. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Tập đoàn Ciputra (Indonesia) đã và đang triển khai nhiều dự án tại Việt Nam, trong đó sớm đầu tư vào Khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra Hanoi (năm 1996) - dự án bất động sản có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam, hiện được xem như là một trong những khu đô thị khép kín hiện đại nhất Hà Nội, với vốn đầu tư đăng ký ban đầu 2,1 tỷ USD. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ciputra, ông Budiarsa Sastrawinata, trong chuyến, thăm làm việc tại Indonesia, ngày 12/10/2018, tại thành phố Bali. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Năm 2012, PT Semen Gresik, Tập đoàn ximăng lớn nhất Indonesia chi 230 triệu USD mua lại 70% cổ phần tại Công ty CP Xi măng Thăng Long từ Geleximco. Sự tham gia của Semen Gresik của Indonesia đã đưa Ximăng Thăng Long trở thành một công ty có sự gia tăng mạnh mẽ về năng lực tài chính (vốn điều lệ tăng từ 1.750 tỷ đồng lên 4.200 tỷ đồng), về đội ngũ quản lý và thương hiệu; tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Công ty liên doanh sản xuất ôtô JRD Việt Nam là liên doanh giữa hãng sản xuất ôtô hàng đầu Malaysia JRD Motor Vehicle Co., Ltd và Công ty sản xuất-xuất nhập khẩu công nghiệp Phú Yên, vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD, sản lượng 15.000 xe ôtô các loại/năm, đi vào hoạt động từ tháng 9/2006. (Ảnh: Hồng Kỳ/TTXVN)
Dự án nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 2, công suất khoảng 1.200 MW, một thành phần của trung tâm Điện lực Duyên Hải, do Tập đoàn Janakuasa Malaysia đầu tư theo hình thức BOT với tổng vốn 2,4 tỷ USD, là dự án thu hút vốn ngoại lớn thứ hai, chỉ sau tổ hợp Samsung Display tại Bắc Ninh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Công ty dầu khí quốc gia Malaysia PETRONAS (Petroliam Nasional Bhd) đầu tư vào Việt Nam từ năm 1991 với việc kí kết với Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí tại lô số 01& 02 ngoài khơi tỉnh Vũng Tàu. Đến nay, ngoài hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí, Petronas còn thành lập nhiều liên doanh để tham gia phân phối các sản phẩm dầu khí và hóa dầu, tại thị trường Việt Nam. Thi công dự án đóng mới giàn khoan cho Công ty Dầu khí Petronas (Malaysia). (Ảnh: Hà Thái/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Lance Y. Gokongwei, Chủ tịch, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn JG Summit Holdings, INC, một trong những tập đoàn đa ngành quy mô và đa dạng nhất tại Philippines có đầu tư lớn nhất vào Việt Nam từ năm 2003 trong lĩnh vực thực phẩm, nước giải khát, ngày 17/6/2019, tại Hà Nội. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chứng kiến lễ ký bản ghi nhớ về việc phát triển Khu công viên phần mềm Đà Nẵng giữa Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng và Công ty phát triển Sembcorp, ngày 23/3/2017, tại Hà Nội. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Tập đoàn CapitaLand của Singapore đã có mặt ở Việt Nam từ năm 1995 với tổng tài sản đầu tư 2,1 tỷ đôla Singapore. Trong cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 27/3/2017, Chủ tịch và Tổng Giám Đốc điều hành Tập đoàn CapitaLand của Singapore Lim Ming Yan chia sẻ kế hoạch đóng góp vào Việt Nam và khẳng định cam kết dài lâu về hành trình đô thị hóa Việt Nam, nhất là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Tập đoàn CapitaLand của Singapore đã có mặt ở Việt Nam từ năm 1995 với tổng tài sản đầu tư 2,1 tỷ đôla Singapore và khẳng định cam kết dài lâu về hành trình đô thị hóa Việt Nam, nhất là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong ảnh: Lễ ký thỏa thuận liên doanh phát triển dự án khu dân cư mới tại Hà Nội giữa Tập đoàn CapitaLand và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển cơ sở hạ tầng Hoàng Thành, ngày 12/1/2010 trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chứng kiến lễ ký bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tập đoàn Sembcorp về việc phát triển dự án BOT turbine khí hỗn hợp Dung Quất 2, ngày 23/3/2017, tại Hà Nội. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Các khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) mang đậm dấu ấn đầu tư của Singapore tại Việt Nam. Từ dự án ban đầu tại Bình Dương , chuỗi 8 khu công nghiệp VSIP đã hiện diện tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hải Dương và Nghệ An, thu hút nhiều tỷ USD từ hàng trăm doanh nghiệp thuộc 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư, tạo việc làm cho hàng tram nghìn lao động tại địa phương. Trong ảnh: Nhà máy sản xuất tất xuất khẩu của Công ty trách nhiệm hữu hạn JASAN Việt Nam (100% vốn đầu tư của Hồng Kong-Trung Quốc) tại Khu Công nghiệp VSIP Hải Phòng. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Công ty trách nhiệm hữu hạn Advanex Việt Nam (vốn đầu tư Thái Lan) hoạt động từ năm 2006 tại Khu Công nghiệp Phúc Điền (Hải Dương), chuyên sản xuất các loại lò so (cuốn, dập), linh kiện cơ khí… chất lượng cao, cung cấp cho các nhà máy với công suất 600 triệu linh kiện/năm. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Từ 29/4/2016, Tập đoàn Central Group (Thái Lan) chính thức sở hữu toàn bộ hệ thống siêu thị Big C của Việt Nam, thay vì Tập đoàn Casino của Pháp như trước đây. Trong ảnh: Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm tại hệ thống siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Tập đoàn SCG của Thái Lan có thâm niên hơn 20 năm đầu tư vào các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, trong đó có nhiều thương vụ M&A, thâu tóm cổ phần chi phối của các doanh nghiệp lớn. Trong ảnh: Chiếm vị thế ở lĩnh vực công nghiệp bao bì, SCG hiện nắm giữ 69% cổ phần trong công ty giấy Vina Kraft (Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, tỉnh Bình Dương), nhà sản xuất bao bì lớn nhất tại Việt Nam với công suất nửa triệu tấn/năm. (Ảnh: Quách Lắm/TTXVN)
Hiện nay, các nhà đầu tư Thái Lan đã đầu tư vào Việt Nam 205 dự án vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 7,037 tỷ USD, chiếm 87,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó, lớn nhất là dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam có quy mô đầu tư lên tới 3,77 tỷ USD. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam, sáng 24/2/2018, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Công ty Cổ phần Chứng khoán Maybank Kim Eng (công ty con thuộc sở hữu của Maybank - ngân hàng lớn nhất tại Malaysia) hoạt động tại Việt Nam từ 2008, và đến năm 2013 trở thành công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam có 100% vốn nước ngoài. Trong ảnh: Giao dịch chứng khoán tại sàn Maybank KIM ENG (Thành phố Hồ Chí Minh). (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)