Đầu tư xây dựng hạ tầng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiềm năng lớn để phát triển kinh tế khu vực

Diễn đàn 'Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được tổ chức vào chiều ngày 10/6 tại thành phố Cần Thơ.

Nhằm đưa ra những phân tích, nhận định đa chiều, đánh giá khách quan về toàn cảnh bức tranh kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), góp phần tìm ra giải pháp, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế vùng và kết nối giữa khu vực với toàn bộ các tỉnh phía Nam, Báo Xây dựng (Bộ Xây dựng) phối hợp với UBND TP. Cần Thơ, cùng các cơ quan liên quan tổ chức chương trình Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long.

Diễn đàn dự kiến có sự tham gia của hơn 500 đại biểu đại diện các Bộ ngành, ngân hàng, chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp… cùng sự tham gia đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được tổ chức vào chiều ngày 10/6 tại thành phố Cần Thơ.

Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được tổ chức vào chiều ngày 10/6 tại thành phố Cần Thơ.

Ngày 18/6/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Nghị quyết số 78/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

ĐBSCL là khu vực có vị thế hết sức quan trọng và có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển. Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 13 địa phương ĐBSCL đã xây dựng 16 đề xuất dự án với tổng mức đầu tư 94.328 tỷ đồng.

Số liệu nghiên cứu cho thấy, ĐBSCL luôn có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước 1,3 đến 1,5 lần. Cùng với đó, hạ tầng khu vực ĐBSCL cũng liên tục được đầu tư mạnh mẽ.

Sở hữu tiềm năng du lịch, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, bất động sản, logicstic, công nghiệp... nếu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, nguồn vốn hỗ trợ kịp thời, thì khu vực sẽ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, gắn kết với liên kết vùng miền.

Song song, Chính phủ đang có những động thái đánh thức tiềm năng khu vực này bằng việc đầu tư hạ tầng, phát triển cầu, đường cao tốc nối từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Cần Thơ và kết nối ĐBSCL, nâng cấp các đô thị hiện hữu…

Tổng Biên tập Báo Xây dựng, ông Nguyễn Anh Dũng cho biết: Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế ĐBSCL” là diễn đàn về đầu tư xây dựng hạ tầng lớn nhất ĐBSCL từ trước đến nay. Đây sẽ là diễn đàn chuyên sâu nhằm đưa ra những phân tích, báo cáo, nhận định đa chiều, đánh giá khách quan về toàn cảnh bức tranh tình hình phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL; nêu lên thực trạng, những thách thức cũng như cơ hội khu vực này về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, để góp phần tìm ra giải pháp, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế vùng và kết nối giữa khu vực với toàn bộ các tỉnh phía Nam…”.

Như Loan

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/dau-tu-xay-dung-ha-tang-tai-vung-dong-bang-song-cuu-long---tiem-nang-lon-de-phat-trien-kinh-te-khu-vuc-d191589.html