Dấu xưa – Hồn phố: Thăm ngôi đình cổ hơn 170 năm trên cù lao Bà Tàng

Được xây dựng trên cù lao Bà Tàng, phường 7, quận 8, nằm ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi, đình Bình Đông là công trình văn hóa, tín ngưỡng mang dấu ấn lịch sử hơn 170 năm tuổi ở TPHCM.

Đình Bình Đông nằm bên dòng kênh Đôi. Cuối năm 2017, cây cầu bê tông bắc qua kênh Đôi dẫn đến đình được đưa vào sử dụng, giúp người dân di chuyển đến đình dễ dàng hơn. Ảnh: Nguyên Phong

Đình Bình Đông nằm bên dòng kênh Đôi. Cuối năm 2017, cây cầu bê tông bắc qua kênh Đôi dẫn đến đình được đưa vào sử dụng, giúp người dân di chuyển đến đình dễ dàng hơn. Ảnh: Nguyên Phong

Được xây dựng vào khoảng năm 1853, ban đầu, đình chỉ là ngôi nhà lá, dùng làm nhà làng cho dân cư quanh vùng tới hội họp và cúng bái. Ảnh: Lạc Hà

Được xây dựng vào khoảng năm 1853, ban đầu, đình chỉ là ngôi nhà lá, dùng làm nhà làng cho dân cư quanh vùng tới hội họp và cúng bái. Ảnh: Lạc Hà

Trải qua nhiều đợt trùng tu, đến năm 1991, đình Bình Đông được xây dựng lại với kết cấu bê tông cốt sắt nhưng vẫn giữ được kiến trúc tổng thể. Ảnh: Lạc Hà

Trải qua nhiều đợt trùng tu, đến năm 1991, đình Bình Đông được xây dựng lại với kết cấu bê tông cốt sắt nhưng vẫn giữ được kiến trúc tổng thể. Ảnh: Lạc Hà

Nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm bên trong khuôn viên đình Bình Đông. Ảnh: Lạc Hà

Nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm bên trong khuôn viên đình Bình Đông. Ảnh: Lạc Hà

Một góc khuôn viên đình. Ảnh: Lạc Hà

Một góc khuôn viên đình. Ảnh: Lạc Hà

Đình có nhiều khu vực thờ tự, gồm võ ca và chánh điện nằm giữa, hai bên có Đông và Tây lang, bên cạnh là nhà Nghĩa Từ. Ảnh: Lạc Hà

Đình có nhiều khu vực thờ tự, gồm võ ca và chánh điện nằm giữa, hai bên có Đông và Tây lang, bên cạnh là nhà Nghĩa Từ. Ảnh: Lạc Hà

Chánh điện đình Bình Đông dù được xây lại nhưng vẫn giữ nét kiến trúc truyền thống với các gian thờ, hoành phi, câu đối… sơn son thếp vàng. Ảnh: Thái Bảo

Chánh điện đình Bình Đông dù được xây lại nhưng vẫn giữ nét kiến trúc truyền thống với các gian thờ, hoành phi, câu đối… sơn son thếp vàng. Ảnh: Thái Bảo

Bên trong đình có nhiều họa tiết được chạm khắc hình con rồng, thể hiện sự uy nghiêm của công trình. Ảnh: Lạc Hà

Bên trong đình có nhiều họa tiết được chạm khắc hình con rồng, thể hiện sự uy nghiêm của công trình. Ảnh: Lạc Hà

Họa tiết rồng được chạm khắc tinh xảo. Ảnh: Lạc Hà

Họa tiết rồng được chạm khắc tinh xảo. Ảnh: Lạc Hà

Mỗi ngày, đình Bình Đông đều có nhiều người dân, du khách tới tham quan, cúng bái. Lễ hội lớn nhất tại đình là lễ Kỳ Yên, được tổ chức ngày 12, 13 tháng hai Âm lịch, thu hút đông đảo bà con trong khu vực về tham dự. Ảnh: Thái Bảo

Mỗi ngày, đình Bình Đông đều có nhiều người dân, du khách tới tham quan, cúng bái. Lễ hội lớn nhất tại đình là lễ Kỳ Yên, được tổ chức ngày 12, 13 tháng hai Âm lịch, thu hút đông đảo bà con trong khu vực về tham dự. Ảnh: Thái Bảo

Đình Bình Đông được công nhận là Di tích văn hóa và lịch sử cấp quốc gia vào năm 1997. Ảnh: Lạc Hà

Đình Bình Đông được công nhận là Di tích văn hóa và lịch sử cấp quốc gia vào năm 1997. Ảnh: Lạc Hà

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/dau-xua-hon-pho-tham-ngoi-dinh-co-hon-170-nam-tren-cu-lao-ba-tang/