Đây là 6 điều các chuyên gia tài chính tư vấn cho bà mẹ đơn thân để kiểm soát chi tiêu của mình
Với các hóa đơn chồng chất và nhiều khoản chi tiêu sắp xảy ra, cô Laura (41 tuổi) nhận thấy mình đang rơi vào một lỗ hổng tài chính cần được trợ giúp ngay lập tức bởi các chuyên gia.
Người mẹ độc thân, sống ở vùng Victoria, đã có một vài năm tổn thương về tình cảm liên quan đến tranh chấp quyền nuôi con gái 8 tuổi Isla với người bạn đời cũ. Trong giai đoạn này, Isla cũng đã trải qua vài lần nằm viện và gặp nhiều khó khăn trong học tập.
Laura cho biết tài chính mà cô tích cóp trong vài năm qua đang dần biến mất. Chi phí cho cuộc sống đang nhiều hơn những gì Laura có thể chi trả với. Mức lương 57.000 đô la (1,3 tỷ đồng) trong 1 năm mà cô nhận được từ công việc văn phòng bán thời gian.
Tiền cấp dưỡng con cái mà chồng cũ chu cấp thêm là 7.000 đô la (161 triệu đồng) nhưng mọi thứ đối với Laura vẫn thật khó khăn. Vì vậy, Laura phải thế chấp căn nhà và cho thuê xe hơi của mình.
Mức lương trung bình của Úc là 64,000 đô la (hơn 1,4 tỷ đồng) cho một năm. Ngoài thu nhập thấp, Laura cho biết cô đã chi tiêu nhiều hơn bình thường.
"Tôi đã thế chấp lại căn nhà của mình và chi tiêu nhiều vào thẻ tín dụng. Tôi không theo dõi được chi tiêu của mình vì sử dụng thẻ tín dụng quá nhiều".
Để giải quyết tình huống khó khăn về tài chính của mình, Laura đã làm việc với một số nhà lập kế hoạch tài chính, những người đều tình nguyện dành thời gian của họ để tư vấn cho cô và lời khuyên nhận được khá bổ ích.
1. Nắm chắc quy tắc vàng
Nguyên tắc vàng đơn giản để quản lý tiền là cần chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Nhưng nếu bạn thực sự muốn thay đổi cách bạn chi tiêu và tiết kiệm, bạn cần phải quản lý chặt chẽ dòng tiền của mình hơn.
Đối với Laura, điều này có nghĩa là tìm hiểu thêm về cách cô ấy nghĩ về tiền và hiểu điều gì thúc đẩy hành vi chi tiêu của cô ấy.
Với sự giúp đỡ của các nhà hoạch định tài chính, Laura đã đưa ra một ngân sách mới mang lại cho cô khoản dư 645 đô la (gần 15 triệu đồng) mỗi tháng.
2. Thiết lập mục tiêu
Kate McCallum, một nhà hoạch định tài chính ở Sydney với hơn 25 năm kinh nghiệm, bắt đầu hỏi Laura về: Điều gì quan trọng đối với bạn về tiền bạc?
Laura nói: Cảm giác theo kịp các đồng nghiệp khiến tôi có thể chi tiêu nhiều hơn những thứ mình cần.
Bà McCallum nói Laura cần đặt ra một số mục tiêu tài chính dài hạn phù hợp với bản thân, như tạo ra một khoản tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp trong tương lai hoặc trả bớt nợ.
"Tôi muốn có một kỳ nghỉ. Tôi muốn có thể cung cấp các dịch vụ chuyên môn mà Isla cần cho việc học của cô ấy và có thể để thêm tiền tiết kiệm".
3. Hiểu thói quen chi tiêu
Nhà lập kế hoạch tài chính có chứng chỉ Ben Lancaster nói Laura cần phải suy nghĩ về những lựa chọn tiền bạc mà cô ấy đang thực hiện và lý do tại sao.
Trong khi Laura thừa nhận là một người tiêu tiền bốc đồng, cô thừa nhận không thực sự hiểu những lý do tâm lý đằng sau hành vi của mình.
"Khi bạn đi mua hàng, hãy tự nói với bản thân: Chờ đã, điều gì có giá trị hơn đối với tôi, một kỳ nghỉ (trong tương lai) hay sự mua hàng ngay lập tức vào hôm nay?"
4. Biết chính xác từng xu đi đâu
Laura được khuyến khích theo dõi chi tiêu của mình bằng một ứng dụng theo dõi ngân sách như một công cụ miễn phí .
Nhà lập kế hoạch tài chính Amy Fleming giao nhiệm vụ cho Laura bằng cách viết ra mọi chi phí nhỏ mà cô chi tiêu, từ văn phòng phẩm đến các lớp học thể thao.
Chỉ khi cô ấy liệt kê tất cả những chi phí hiện tại này thì cô ấy mới biết được mình có cơ hội để cắt giảm những khoản này không.
5. Tự động hóa chi tiêu
Một cách khác để giúp theo dõi ngân sách là tự động hóa khoản tiết kiệm.
Laura lập ba tài khoản ngân hàng: một tài khoản hàng ngày, một tài khoản hóa đơn và một tài khoản tiết kiệm.
"Bạn có thể đã có một tài khoản cho tất cả mọi thứ. Nhưng đó không phải là cách hiệu quả. Áp dụng cách chia tài khoản thì mức tiết kiệm có thể tăng lên", bà Fleming nói.
Bà McCallum cũng gợi ý rằng hãy dành cho mình một khoản tiền mặt nhỏ để chi tiêu.
"Với các khoản rút tiền mặt của bạn, hãy nghĩ về nó như tiền tiêu vặt. Bạn có một số cho mình mỗi tuần và sau khi hết bạn không còn thêm bất kỳ khoản nào để chi tiêu cho những thứ không cần thiết nữa".
6. Lên kế hoạch trước để tránh chi tiêu không cần thiết
Bà McCallum nắm được thói quen mua đồ ăn và cà phê mang đi của Laura.
Cô ấy không nói rằng Laura nên ngừng điều này nhưng gợi ý rằng nên điều chỉnh lại cách Laura nghĩ về việc đi ăn ngoài.
Bà McCallum gợi ý rằng cô ấy có thể sử dụng nó đúng mục đích chẳng hạn như lý do xã hội hoặc kỷ niệm ngày gì đó quan trọng.
"Nếu bạn uống cà phê trong trường hợp để tương tác xã hội hay trong kỷ niệm ngày gì đó sẽ tốt hơn là giữ nó như một thói quen. Lập kế hoạch cho những bữa ăn ngoài và lập danh sách thực phẩm cần mua là điều cần thiết".
Theo abc.net.au