Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 theo định hướng, chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xóa bỏ cơ chế "xin-cho"; phân cấp, phân quyền cho cơ quan, địa phương có thẩm quyền giải quyết và chịu trách nhiệm. Tăng cường thực hiện giám sát, đánh giá và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức trong phục vụ Nhân dân…

Phấn đấu năm 2025 hoàn thành Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 538/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường cao tốc tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phó Thủ tướng kết luận: Các dự án đường cao tốc ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là những dự án hết sức quan trọng của đất nước, tạo động lực mới để phát triển vùng. Với khối lượng công việc trong thời gian tới của từng dự án còn rất lớn, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo vận dụng các chủ trương, cơ chế, chính sách để triển khai các dự án; nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu năm 2025 phải hoàn thành Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và năm 2026 cơ bản hoàn thành toàn tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh, môi trường, không để xảy ra lãng phí, tiêu cực.

Bỏ quy định chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa qua đã ký Quyết định số 22/2024/QĐ-TTg bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/1017 quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý. Được biết, qua thực tiễn triển khai Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg đã phát sinh nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến số lượng công trình điện được điều chuyển chỉ chiếm khoảng 10% số lượng công trình điện mà EVN đồng ý tiếp nhận. Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg được xây dựng trên cơ sở Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008, nhiều nội dung không còn phù hợp với quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Hơn nữa, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN, có hiệu lực từ ngày 1/3/2024. Nghị định này đã có quy định xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp đang thực hiện chuyển giao theo Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg. Như vậy, Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg không còn được áp dụng trên thực tế.

Trần Thơm

Nguồn Chính Phủ: https://media.chinhphu.vn/day-manh-thuc-hanh-tiet-kiem-chong-lang-phi-102241202170218233.htm