Đề án ĐH Duy Tân: Hàng loạt phụ lục không được kê, 11/12 lĩnh vực vượt chỉ tiêu

Đề án tuyển sinh đại học 2024 của Trường Đại học Duy Tân có nhiều nội dung chưa được kê khai theo đúng quy định tại Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.

Trường Đại học Duy Tân được thành lập từ ngày 11/11/1994 theo Quyết định số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2015, trường đã chuyển đổi sang loại hình tư thục theo Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Trường Đại học Duy Tân đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực.

Theo thông tin website của Trường Đại học Duy Tân, gần 30 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã tuyển sinh được 63 nghiên cứu sinh, 3.045 học viên cao học, 109.130 sinh viên đại học cao đẳng, 12.400 học viên trung cấp chuyên nghiệp (dừng tuyển sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp từ 2012 và từ năm 2018 trường không tuyển sinh hệ cao đẳng).

Trường Đại học Duy Tân có sứ mạng: “Đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu”.

Hiện, Trường Đại học Duy Tân do Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo làm Hiệu trưởng.

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp đạt 80%

Tại Điều 11, Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/7/2022) của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu cơ sở đào tạo xây dựng, công bố và thực hiện đề án tuyển sinh để thực hiện trách nhiệm giải trình và cam kết đối với thí sinh, cơ quan quản lý nhà nước và xã hội.

Ngày 17/5/2024, Trường Đại học Duy Tân đã đăng tải Đề án tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy năm 2024 lên website nhà trường.

Năm 2024, Trường Đại học Duy Tân dự kiến tuyển 8.800 chỉ tiêu, với 4 phương thức xét tuyển, bao gồm: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông; Xét tuyển dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông; Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2024; Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của trường.

Đối chiếu với mẫu kê khai Đề án tuyển sinh tại Phụ lục III, Thông tư 08, Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Duy Tân vẫn còn một số nội dung thực hiện chưa đúng so với yêu cầu kê khai.

Số liệu thống kê về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp trong đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Duy Tân cho thấy, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm ra trường ở một số ngành đạt dưới 90% như Ngôn ngữ Anh, Truyền thông đa phương tiện, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Dược sĩ, Điều dưỡng, Quản lý tài nguyên và môi trường.

 Ảnh chụp màn hình Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Duy Tân.

Ảnh chụp màn hình Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Duy Tân.

Ngoài ra, theo dữ liệu được công khai ở bảng trên cho thấy năm 2023, 11/12 lĩnh vực có số sinh viên trúng tuyển nhập học vượt chỉ tiêu. Cụ thể:

Căn cứ theo điểm a, khoản 3, Điều 10, Chương II, Nghị định 04/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ngày 22/1/2021 và Nghị định 127/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 03% đến dưới 10%;

Nhiều nội dung chưa được kê khai theo quy định

Tại mục 8.2 tại Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có quy định mẫu về bảng thống kê điểm trúng tuyển của 2 năm gần nhất. Trong đó có các mục như: Lĩnh vực/Ngành/Nhóm ngành/tổ hợp xét tuyển; phương thức xét tuyển; thống kê về chỉ tiêu, số nhập học, điểm trúng tuyển trong 2 năm gần nhất.

 Ảnh chụp màn hình mẫu kê khai điểm trúng tuyển 2 năm gần nhất tại Phụ lục III Đề án tuyển sinh, Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.

Ảnh chụp màn hình mẫu kê khai điểm trúng tuyển 2 năm gần nhất tại Phụ lục III Đề án tuyển sinh, Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.

Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Duy Tân nêu: Kết quả điểm trúng tuyển năm 2022, 2023 theo ngành thể hiện cụ thể qua bảng 1 – phụ lục. Tuy nhiên, phóng viên không tìm thấy dữ liệu của bảng 1 – phụ lục như nhà trường thông tin. Trong khi đó, đây là một trong những nội dung quan trọng để thí sinh có căn cứ đối sánh và cân nhắc đặt nguyện vọng xét tuyển.

 Ảnh chụp màn hình.

Ảnh chụp màn hình.

Theo thông tin danh mục ngành được phép đào tạo của Trường Đại học Duy Tân, năm 2024, nhà trường dự kiến mở và tuyển sinh trình độ đại học 3 ngành mới là Thương mại điện tử, Kinh tế đầu tư, Quan hệ công chúng.

Theo dữ liệu công bố tại Đề án tuyển sinh năm 2024, dự kiến học phí năm học 2024-2025 chương trình phổ thông dao động từ 16,256-98,880 triệu đồng, tùy ngành; chương trình tiên tiến có học phí dao động từ 26,040-38,176 triệu đồng, tùy ngành; học phí chương trình tài năng dao động từ 30,040-36,960 triệu đồng, tùy ngành; chương trình Việt Nhật có học phí dao động từ 20,256-38,880 triệu đồng.

Về lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm, Đề án thông tin: Thực hiện theo Nghị định số 97/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Hàng năm, trường tăng học phí (nếu có) sẽ không quá 15% theo quy định của Chính phủ.

Dự kiến học phí của các ngành học qua các năm thể hiện qua Bảng 6, Phụ lục. Tuy nhiên, phóng viên cũng không tìm thấy thông tin phụ lục.

Về quy mô đào tạo, theo Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Duy Tân, nhà trường tổ chức đào tạo 10 ngành trình độ tiến sĩ, 16 ngành trình độ thạc sĩ, 52 ngành trình độ đại học; hệ liên thông chính quy đào tạo 10 ngành; hệ văn bằng thứ hai 2 ngành; hệ từ xa 7 ngành. Toàn trường có 44 nghiên cứu sinh, 464 học viên thạc sĩ, 24.124 sinh viên đại học chính quy và 1.071 học viên hệ từ xa.

Phóng viên không tìm thấy biểu mẫu về quy mô đào tạo hình thức chính quy theo mẫu số 03: Báo cáo các điều kiện đảm bảo chất lượng của Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT của Trường Đại học Duy Tân. Trong khi đó, nhà trường ghi chú quy mô đào tạo: "Chi tiết nêu tại Bảng 2 - Phụ lục".

Theo báo cáo các điều kiện đảm bảo chất lượng, Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT yêu cầu thông tin về giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng theo các biểu mẫu.

 Ảnh chụp màn hình.

Ảnh chụp màn hình.

Đối sánh với Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Duy Tân, nhà trường nêu: “Toàn trường có 1.082 giảng viên toàn thời gian, thể hiện Bảng 3 – Phụ lục”; “Toàn trường có 151 giảng viên thỉnh giảng, thể hiện Bảng 4 – Phụ lục”. Tuy nhiên, nhà trường lại không đính kèm dữ liệu các phụ lục theo Đề án.

Về cơ sở vật chất, Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT yêu cầu kê khai diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của trường tính trên một sinh viên chính quy. Tuy nhiên, Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Duy Tân chỉ đề cập đến diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo và nghiên cứu thuộc sở hữu của trường, không có số lượng ký túc xá.

 Ảnh chụp màn hình.

Ảnh chụp màn hình.

Về tài chính, theo Đề án tuyển sinh năm 2024, Trường Đại học Duy Tân hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán. Nguồn thu của trường chủ yếu là học phí và các khoản lệ phí liên quan đến nhiệm vụ đào tạo... Năm 2023, tổng thu ngân sách của trường dự kiến đạt 701 tỷ đồng, trong đó, nguồn thu từ học phí 646,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 92% tổng thu.

Trường Đại học Duy Tân khẳng định: Các nguồn thu của trường được sử dụng đúng mục đích, phục vụ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập và nộp nghĩa vụ với ngân sách theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trường tự chủ hoàn toàn về tài chính. Nguồn thu của trường chủ yếu là học phí và lệ phí tốt nghiệp. Trường không có nguồn ngân sách nhà nước cấp”.

Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm của năm trước năm tuyển sinh là 23 triệu đồng/sinh viên/năm.

Ngoài ra, tại chương II Tuyển sinh đào tạo chính quy, Trường Đại học Duy Tân cũng không kê khai các nội dung điểm 1.12. việc cơ sở đào tạo thực hiện các cam kết đối với thí sinh giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.

Cuối Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Duy Tân cũng không đề cập đến thông tin của cán bộ kê khai gồm họ tên, số điện thoại liên hệ, địa chỉ email như mẫu tại Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định.

 Bên trái là mẫu yêu cầu của Thông tư 08 và bên phải là trang cuối cùng trong đề án tuyển sinh 2024 của Trường Đại học Duy Tân (Ảnh chụp màn hình)

Bên trái là mẫu yêu cầu của Thông tư 08 và bên phải là trang cuối cùng trong đề án tuyển sinh 2024 của Trường Đại học Duy Tân (Ảnh chụp màn hình)

Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 8, Mục 2 của Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục nêu rõ:

"Điều 8. Vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thông báo tuyển sinh, công bố đề án tuyển sinh không đúng hoặc không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành;...

Nhi Anh

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/de-an-dh-duy-tan-hang-loat-phu-luc-khong-duoc-ke-1112-linh-vuc-vuot-chi-tieu-post243932.gd