Đề nghị duyệt nhà thầu thay thế Công ty Bắc Hà

Để đảm bảo các tuyến buýt được vận hành liên tục không bị gián đoạn, ảnh hưởng nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân cũng như chất lượng dịch vụ vận tải VTHKCC, công tác lựa chọn nhà thầu thay thế Công ty Bắc Hà phải thực hiện xong trước 31/7.

Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện các khối lượng công việc còn lại của 5 gói thầu cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (tuyến số 41, 42, 43, 44, 45) sau khi hoàn thành quyết định chấm dứt hợp đồng thầu với Công ty TNHH Bắc Hà (Công ty Bắc Hà).

Theo Sở GTVT Hà Nội, các tuyến buýt trên sẽ kết thúc hợp đồng thầu cũ với Công ty Bắc Hà từ 1/8/2022, vì vậy để đảm bảo các tuyến buýt được vận hành liên tục không bị gián đoạn, ảnh hưởng nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân cũng như chất lượng dịch vụ vận tải VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn TP, công tác lựa chọn nhà thầu đối với 5 tuyến buýt này phải thực hiện xong trước 31/7/2022 để đơn vị trúng thầu có thời gian chuẩn bị phương án thực hiện hợp đồng mới từ ngày 1/8. Do đó, Sở GTVT Hà Nội đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương phê duyệt.

Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện các khối lượng công việc còn lại của 5 gói thầu cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thay thế công ty Bắc Hà.

Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện các khối lượng công việc còn lại của 5 gói thầu cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thay thế công ty Bắc Hà.

Thông tin cụ thể về các gói thầu, Trung tâm Quản lý GTCC Hà Nội (Tramoc), 5 tuyến buýt số 41,42, 43, 44, 45 có hợp đồng gói thầu là 5 năm (60 tháng), thời gian thực hiện đến ngày 1/8/2022.

Tuyến số 41 bắt đầu thực hiện hợp đồng từ 1/4/2021, đến nay thực hiện 1 năm 4 tháng (16 tháng), thời gian còn lại 3 năm 8 tháng (44 tháng) đến hết ngày 31/3/2026.

Tuyến số 42 thực hiện từ 1/4/2020, thời gian còn lại 2 năm 8 tháng (32 tháng), thời gian kết thúc hợp đồng 31/3/2025.

Tuyến số 43 thực hiện hợp đồng từ ngày 1/4/2019, 3 năm 4 tháng (40 tháng), thời gian còn lại 1 năm 8 tháng (20 tháng), thời gian kết thúc hợp đồng 31/3/2024.

Tuyến số 44 thực hiện hợp đồng từ ngày 1/4/2021, đã thực hiện 1 năm 4 tháng (16 tháng), thời gian còn lại 3 năm 8 tháng (44 tháng), thời gian kết thúc hợp đồng 31/3/2026.

Tuyến số 45 thực hiện hợp đồng từ ngày 1/4/2020, đã thực hiện được 2 năm 4 tháng (28 tháng), còn lại 2 năm 8 tháng (32 tháng), hợp đồng kết thúc ngày 31/5/2025.

Về giá trị tổng 5 tuyến buýt trong 5 năm thực hiện theo hợp đồng có giá trị hơn 298 tỷ đồng.

Trong đó năm 2021 trị giá hơn 39 tỷ, 2022 trị giá hơn 59 tỷ. Từ năm 2019 - 2022, Tramoc đã thanh toán cho loạt tuyến buýt này hơn 105 tỷ, trong đó năm 2021 đã thanh toán gần 40 tỷ, năm 2022 tạm ứng hơn 26 tỷ, giá trị còn lại phải thanh toán trong năm 2021 là hơn 345 triệu. Giá trị hợp đồng đến hết ngày 31/7/2022, 5 tuyến buýt đạt doanh thu bán vé hơn 42 tỷ, chi phí vận hành hơn 172 tỷ, trợ giá hơn 130 tỷ.

Giá trị theo hợp đồng gói thầu còn lại của các gói thầu tính từ 1/8 tới đây khi Công ty Bắc Hà ngừng hoạt động cho thấy: Đối với giá trị theo hợp đồng gói thầu, doanh thu của 5 tuyến buýt là hơn 97 tỷ, trong đó chi phí vận hành hơn 395 tỷ đồng, trợ giá hơn 298 tỷ đồng. Giá trị còn lại tính từ 1/8: Doanh thu hơn 54 tỷ, chi phí vận hành 223 tỷ, trợ giá hơn 168 tỷ, tương đương giá trị hợp đồng còn lại là 56,4%.

Trước đó, Sở GTVT Hà Nội đề xuất 2 phương án xử lý khi Công ty Bắc Hà xin bỏ loạt tuyến buýt.

Cụ thể, phương án 1, chấm dứt hợp đồng với Công ty Bắc Hà và chỉ định thầu cho đơn vị thay thế có đủ có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện phần công việc còn lại của gói thầu để tiếp tục khai thác vận hành 5 tuyến buýt (giá trị phân khối lượng công việc chưa thực hiện giao cho nhà thầu mới được tính bằng giá trị ghi trong hợp đông trừ đi giá trị của phân khối lượng công việc đã thực hiện trước đó).

Phương án 2, chấm dứt hợp đồng với Công ty Bắc Hà, tạm dừng khai thác đối với 5 tuyến buýt để rà soát, tính toán lại dự toán, chi phí, thiết kế tuyến để hình thành gói thầu mới, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định.

Sở GTVT Hà Nội cho biết, cả 2 phương án trên (phương án 1 và phương án 2) đều phải tiến hành thủ tục trình UBND thành phố cho phép chấm dứt hợp đồng với Công ty Bắc Hà để xem xét phương án lựa chọn đơn vị thực hiện phân khối lượng còn lại.

Phạm Công/giaothonghanoi

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/de-nghi-duyet-nha-thau-thay-the-cong-ty-bac-ha.html