Đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 7): Hàng trăm tấn rác thải lềnh bềnh trong nước lũ trôi về hạ lưu, sau cơn bão số 3

Những ngày qua, nước lũ tại các sông chảy qua địa bàn TP Hà Nội dâng cao, trong đó, nước lũ tại sông Cà Lồ báo động mức độ 3 (8,0mm). Bởi vậy, trong những ngày nước lũ dâng, điểm tập kết rác thải tại đê Tả Cà Lồ cũng bì bõm trong nước và phần lớn rác đã trôi về hạ lưu đúng như người dân dự đoán.

Thực trạng lấn chiếm hàng lang đê, hành lang giao thông đường thủy để tập kết rác đã diễn ra nhiều năm tại đê Tả Cà Lồ (thuộc thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn), phóng viên Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) ghi nhận và phản ánh.

Thậm chí, thông tin tới phóng viên, chính quyền huyện Sóc Sơn cũng như xã Xuân Thu nhiều lần khẳng định sẽ xử lý tình trạng lấn chiếm hàng lang đê, hành lang thoát lũ tại sông Cà Lồ để tập kết rác thải, đúng như nguyện vọng của người dân.

Toàn cảnh khu vực công trình lấn chiếm của ia đình ông Phan Văn Chử và rác, phế liệu dềnh lên mặt nước.

Toàn cảnh khu vực công trình lấn chiếm của ia đình ông Phan Văn Chử và rác, phế liệu dềnh lên mặt nước.

Tuy nhiên, trong những ngày mưa lớn vừa qua, do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), điểm tập kết rác nói trên luôn trong tình trạng nổi lềnh phềnh trên nước.

Ngày 13/9, người dân sinh sống trên địa bàn xã Xuân Thu tiếp tục phản ánh đến Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) về tình trạng một phần rác tại điểm tập kết đê Tả Cà Lồ đã diễn ra đúng như những gì người dân đã lo lắng trước đó là nước lũ cuốn trôi rác về phía hạ lưu, mang theo nguy cơ gây bệnh, ảnh hưởng sức khỏe, nguy cơ ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Một phần của hàng trăm tấn rác tại đây vẫn bì bõm trong nước.

Theo người dân, trong những ngày mưa bão gây ngập lụt, sông Cà Lồ được báo động lũ mức độ 3 vào ngày 10/9, nước dềnh lên đến mặt đê. Đến ngày 13/9, mực nước sông Cà Lồ hạ chậm. Điều này khiến điểm tập kết rác vốn dĩ lộ thiên ngay tại hàng lang giao thông đường thủy, nay lại nổi lềnh bềnh trong nước lũ.

Hình ảnh điểm tập kết phế liệu, rác thải cùng công trình của ông Phan Văn Chử tại đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) trước thời điểm bão số 3 đi qua.

Hình ảnh điểm tập kết phế liệu, rác thải cùng công trình của ông Phan Văn Chử tại đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) trước thời điểm bão số 3 đi qua.

Đây vẫn là điểm tập kết phế liệu, rác thải cùng công trình của ông Phan Văn Chử nhưng do ảnh hưởng của bão số gây mưa lớn, nước sông Cà Lồ dâng cao, một phần của hàng trăm tấn rác tại hành lang đê Cà Lồ đã bị cuốn về hạ lưu, phần còn lại dềnh lên theo dòng nước và bì bõm trong nước.

Đây vẫn là điểm tập kết phế liệu, rác thải cùng công trình của ông Phan Văn Chử nhưng do ảnh hưởng của bão số gây mưa lớn, nước sông Cà Lồ dâng cao, một phần của hàng trăm tấn rác tại hành lang đê Cà Lồ đã bị cuốn về hạ lưu, phần còn lại dềnh lên theo dòng nước và bì bõm trong nước.

Theo đại diện lãnh đạo UBND xã Xuân Thu, đây là điểm tập kết, phân loại phế liệu, rác thải mà gia đình hai thế hệ ông Phan Văn Chử đã lấn chiếm từ những năm 2004 – 2005 đến nay. Tại khu vực mà gia đình ông Chử lấn chiếm có một nhà xưởng mái tôn nằm trên phần đất sông và bờ sông. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã nhiều lần ra quân xử phạt nhưng đâu lại hoàn đó.

Bởi vậy, điều mà người dân nơi đây cũng như những gia đình sinh sống ở khu vực hạ lưu sông Cà Lồ lo lắng nhiều năm nay chính là nguy cơ gây bệnh, nguy cơ ô nhiễm môi trường, nguồn nước phát sinh ra từ điểm tập kết, phân loại rác này sẽ bị trôi về hạ lưu nếu UBND huyện Sóc Sơn cũng như các đơn vị trực thuộc không mạnh tay, xử lý.

Song, thật đáng tiếc, những gì diễn ra trong nhiều ngày mưa lớn, nước lũ dâng cao, có lẽ đã đúng như những gì người dân lo lắng bấy lâu.

Theo văn bản UBND huyện Sóc Sơn gửi đến Báo Sức khỏe và Đời sống, chỉ trong một thời gian rất ngắn, UBND xã Xuân Thu phối hợp với Hạt quản lý đê số 8 ra quân giải tỏa 53 trường hợp quây tôn, đổ đất, làm xưởng… và các trường hợp để vật liệu xây dựng, gỗ… trên hành lang bảo vệ đê.

Thậm chí, "trong nội dung Văn bản chỉ đạo của UBND huyện đã chỉ đạo rất quyết liệt và gắn trách nhiệm người đứng đầu đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm về công tác quản lý, kiểm tra, phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý…", văn bản số 1700/UBND-KT ngày 19/7/2024 do ông Đỗ Minh Tuấn ký, ban hành, cho hay.

Tuy nhiên, thực tế đến thời điểm hiện tại, điểm tập kết rác này vẫn nghiễm nhiên tồn tại (?).

Cận cảnh khu vực đê Tả Cà Lồ bị lấn chiếm, bao phủ bởi rác, người dân Sóc Sơn bức xúc vì chỉ cần dòng lũ, hàng trăm tấn rác thải sẵn sàng trôi về hạ lưu.

Nhóm Phóng viên

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/de-ta-ca-lo-soc-son-bi-lan-chiem-phu-day-rac-bai-7-hang-tram-tan-rac-thai-lenh-benh-trong-nuoc-lu-troi-ve-ha-luu-sau-con-bao-so-3-172240914152030692.htm