Đề thi Ngữ văn: Một đời như kẻ tìm đường
Một đoạn trích trong tác phẩm 'Một đời như kẻ tìm đường' được dùng làm ngữ liệu đề thi thử môn Ngữ văn tỉnh Cà Mau.
Gợi ý đáp án
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2. Theo tác giả, việc lựa chọn đòi hỏi chúng ta: nhiều sáng suốt; hiểu rõ thế giới mà mình đang sống; biết rõ chính mình muốn gì; sẵn sàng cáng đáng lấy trách nhiệm.
Câu 3. Con người cần phải chọn sự thay đổi, vì chính sự thay đổi mới làm cho bản thân phát triển, góp phần phát triển cuộc sống. Thay đổi là một đòi hỏi thường xuyên, tất yếu nhưng chọn sự thay đổi là một lựa chọn khó khăn, không phải ai cũng có đủ dũng khí để đối mặt.
Câu 4. Học sinh nêu được bài học và lí giải được vì sao chọn bài học đó. Lưu ý: Giám khảo linh hoạt cho điểm, không áp đặt học sinh. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh trình bày thuyết phục, lập luận chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
II. LÀM VĂN
Câu 1. Giá trị của việc lựa chọn đúng đắn: Lựa chọn đúng đắn là bản thân biết chọn lựa những việc làm, dự định, ước mơ phù hợp với năng lực, hoàn cảnh, xu thế. Lựa chọn đúng đắn giúp mỗi người thực hiện được những gì bản thân đặt ra, tạo ra những giá trị cho chính mình và cộng đồng.
Cần có bản lĩnh để chọn lựa con đường, phương cách thực hiện cho chính mình, chấp nhận những ý kiến trái chiều để đi đến thành công. Lựa chọn đúng đắn của bản thân chỉ là chủ quan, cần biết điều chỉnh nếu đó là lựa chọn dị biệt.
Câu 2. Phân tích đoạn thơ Việt Bắc; từ đó, nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn trích.
* Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; Thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; Kết bài khẳng định vấn đề nghị luận.
* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích đoạn thơ Việt Bắc; từ đó, nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn trích.
* Khái quát tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
- Nội dung: Đoạn trích thể hiện nỗi nhớ của người ra đi: nhớ núi rừng, nhớ cảnh vật, nhớ con người,…một nỗi nhớ thường trực, khó diễn tả.
+ Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với những vẻ đẹp rất riêng theo từng khoảnh khắc không gian, thời gian.
+ Con người Việt Bắc tuy vất vả, gian nan nhưng vẫn lạc quan yêu đời, giàu tình, nặng nghĩa.
- Nghệ thuật: thể thơ lục bát, giọng thơ trữ tình, ngọt ngào, tha thiết, nhịp điệu nhẹ nhàng, chậm rãi diễn tả nỗi quyến luyến, nỗi nhớ đậm sâu, nghĩa tình khắng khít; hình ảnh quen thuộc, ngôn ngữ giản dị, cách sử dụng cặp đại từ mình – ta, các biện pháp tu từ.
- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật: đoạn thơ gợi ra bức tranh thiên nhiên, con người Việt Bắc vừa thơ mộng vừa hiện thực, diễn tả sâu sắc tình cảm ân tình thủy chung son sắt giữa đồng bào và cán bộ cách mạng.
* Nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn trích:
Tính dân tộc trước hết được thể hiện qua đạo lí uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung; cách dùng thể thơ lục bát, ngôn ngữ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi; đoạn thơ giàu nhạc tính...