Đề xuất bổ sung 3 chức danh đối tượng cảnh vệ
Ngày 22/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.
Trình bày tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, ngày 16/3/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; ngày 25/5/2022, Đảng ủy Công an Trung ương ban hành Kế hoạch số 118-KH/ĐUCA về thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW của Bộ Chính trị; triển khai thực hiện, Bộ Công an đã ban hành Đề án số 04/ĐA-BCA ngày 30/1/2023 của Bộ Công an về “Xây dựng lực lượng Cảnh vệ thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”; đồng thời để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đặt ra nhiệm vụ đến năm 2025 xây dựng lực lượng Cảnh vệ tiến thẳng lên hiện đại. Vì vậy, cần phải hoàn thiện các chế định của Luật Cảnh vệ quy định về lực lượng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm để kịp thời đáp ứng được nhiệm vụ nêu trên.
Kết luận số 35-KL/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; trong đó bổ sung một số chức vụ, chức danh cấp cao như Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc nhóm các chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam. Tuy nhiên, Luật Cảnh vệ năm 2017 chưa quy định những người này là đối tượng cảnh vệ.
Ngày 16/3/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; ngày 25/5/2022, Đảng ủy Công an Trung ương ban hành Kế hoạch số 118-KH/ĐUCA về thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW của Bộ Chính trị; triển khai thực hiện, Bộ Công an đã ban hành Đề án số 04/ĐA-BCA ngày 30/1/2023 của Bộ Công an về “Xây dựng lực lượng Cảnh vệ thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”; đồng thời để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đặt ra nhiệm vụ đến năm 2025 xây dựng lực lượng Cảnh vệ tiến thẳng lên hiện đại. Vì vậy, cần phải hoàn thiện các chế định của Luật Cảnh vệ quy định về lực lượng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm để kịp thời đáp ứng được nhiệm vụ nêu trên.
Kết luận số 35-KL/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; trong đó bổ sung một số chức vụ, chức danh cấp cao như Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc nhóm các chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam. Tuy nhiên, Luật Cảnh vệ năm 2017 chưa quy định những người này là đối tượng cảnh vệ. Để cụ thể hóa quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 và xuất phát từ những vấn đề bất cập đặt ra trong quá trình thi hành, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Cảnh vệ là thực sự cần thiết nhằm kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định không phù hợp, khắc phục những thiếu sót của hệ thống pháp luật và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với công tác cảnh vệ.
Ông Hùng cũng thông tin sửa đổi, bổ sung Điều 10. Cụ thể, Thứ nhất, bổ sung đối tượng cảnh vệ là con người, gồm: Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thứ hai, chỉnh lý, sắp xếp thứ tự các chức danh, chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Thứ ba, quy định rõ tiêu chí xác định đối tượng cảnh vệ là các sự kiện đặc biệt quan trọng; cụ thể sửa đổi theo hướng thu hẹp phạm vi đối tượng cảnh vệ là sự kiện đặc biệt quan trọng. Cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Luật Cảnh vệ theo hướng quy định: “Hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ tổ chức có đối tượng cảnh vệ quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 điều này tham dự; đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương tổ chức; hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam có đối tượng cảnh vệ quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này tham dự” (có đối tượng cảnh vệ là lãnh đạo chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và khách quốc tế có chức vụ tương đương) thì được xác định là sự kiện đặc biệt quan trọng.
Thẩm tra vấn đề trên, liên quan đến bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, theo Kết luận số 35-KL/TW về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở đã xác định các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam gồm: Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội. Trong khi đó, các chức danh, chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội đã được Luật Cảnh vệ quy định là đối tượng cảnh vệ.
Vì vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh nhất trí với việc bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhằm thể chế kịp thời quy định của Đảng và đảm bảo tính thống nhất, công bằng, minh bạch về chức danh, chức vụ và chế độ, chính sách đối với các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam. Việc bổ sung ba chức danh, chức vụ nêu trên là phù hợp với tính chất, tầm quan trọng của các vị trí này trong hệ thống chính trị.