ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác THTK, CLP thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này, điển hình là cần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến THTK, CLP; tăng cường công tác tổ chức, thực hiện THTK, CLP; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm trong THTK, CLP.

Còn nhiều tồn tại, hạn chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến THTK, CLP

Để nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiếm, chống lãng phí (THTK,CLP), Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đã đề xuất giải pháp căn cơ là hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến THTK,CLP. Theo đó, cần xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để quản lý, sử dụng có hiệu quả, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời đẩy mạnh vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Nâng cao chỉ số tiếp cận đất đại, thúc đẩy các giao dịch về quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản công khai, lành mạnh. Giải quyết hiệu qua tình trạng lãng phí, thất thoát, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai; đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi của người sử dụng đất, nhất là đối với người được Nhà nước giao đất nông nghiệp, đối tượng dễ tổn thương, đời sống, việc làm cho người có đất thu hồi.

Triển khai Tổng kết thi hành Luật quản lý tài nguyên nước và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Tạo lập hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất trong quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên nước, bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia; hướng tới quản trị tài nguyên nước hiện đại, hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần tổng kết đánh giá và lập hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật Địa chất vă Tài nguyên khoáng sản.

Xây dựng trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản dưới Luật giải quyết ngay các vướng mắc đặt ra từ thực tiễn qua rà soát, đánh giá của các địa phương. Ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn tiệm cận các nước tiên tiến trong khu vực. Cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tiếp tục phân cấp thẩm quyền đi đôi với kiểm tra giám sát, kiểm soát việc thực thi. Thực hiện thí điểm một số chủ trương chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Thực hiện phân cấp thẩm quyền, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành ngay trong xây dựng, trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật tạo lập hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, minh bạch, thực thi phương án đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhất là trong lĩnh vực đất đai, môi trường cho người dân, doanh nghiệp.

Tập trung xây dựng hoàn thành các Quy hoạch quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện...đồng bộ, thống nhất; phân bổ hợp lý, phát huy các nguồn lực tài nguyên trong tầm nhìn dài hạn, đảm bảo không gian sinh tổn, sinh thái và không gian phát triển, tăng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác tổ chức, thực hiện THTK, CLP

Đại diện Bộ TN&MT nêu rõ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm gắn với từng nhiệm vụ cụ thể thuộc lĩnh vực được giao quản lý, trong đó cần phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc, từng cán bộ, công chức, viên chức, gắn với công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đảm bảo việc thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.

Tăng cường thông tin, phổ biến pháp luật về THTK,CLP trên các phương tiện thông tin của Bộ; đặc biệt chú trọng cập nhật các văn bản về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như: Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phi, Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2014/NĐ-CP, các Chương trình tổng thể giai đoạn và hàng năm về THTK, CLP của Bộ...

Thứ trưởng Trần Quý Kiên kiến nghị, tổ chức điều hành dự toán NSNN phải chủ động, chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tăng cường đấu thầu, đặt hàng, khoản kinh phí, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, gắn với tăng cường trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, cả thể hỏa trách nhiệm cá nhân trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện dự án đầu tư công, bảo đảm phù hợp với thực tế, hạn chế phải điều chỉnh trong quá trình triển khai; kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô, tổng mức đầu tư của từng dự án. Tăng cưởng hiệu lực, hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý đấu thầu, đẩy mạnh thực hiện đấu thầu qua mạng để giảm bớt chi phí hành chính.

Công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra trong quá trình đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vưởng mắc cho các dự án để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên cũng đề xuất chống lãng phí trong mua sắm tài sản nhà nước thông qua việc đẩy mạnh mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung, áp dụng mua sắm tập trung đối với những loại tài sản có lượng mua sắm nhiều, giá trị mua sắm lớn, được sử dụng phổ biến ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị. Triển khai việc mua sắm tập trung cấp Bộ theo quy định tại các văn bản hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công và văn bản hướng dẫn của Bộ TN&MT.

Đặc biệt cần tập trung rà soát tình trạng lãng phi đất đai, đất có nguồn gốc từ các nông, làm trường quốc doanh, các dự án có vướng mắc sau thanh tra, kiểm toán... Trên phạm vi cả nước lập các tổ công tác liên ngành của Trung ương và địa phương xử lý, giải quyết đưa quỹ đất vào sử dụng hiệu quả, giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị, xã hội.

Triển khai thực hiện quy hoạch tài nguyên nước quốc gia và các lưu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng, sông Sê San và sông SrePôk, Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thực hiện kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025. Hoàn thành và vận hành hệ thống theo dõi, giám sát việc khai thác sử dụng và xá nước thải vào nguồn nước trên phạm vi toàn quốc. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tổng thể về an ninh tài nguyên nước, đề xuất các giải pháp trữ nước thông qua các giải pháp phi công trình.

Thời gian tới, Bộ TN&MT xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và triển khai: (1) Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoảng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; (2) Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoảng sân thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thành công tác rà soát, điều chỉnh, bổ sung việc khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định Nghị định số 51/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Dự báo nhu cầu, tập trung điều tra, đánh giá tiềm năng các loại khoáng sản chiến lược nhanh chóng đưa kết quả điều tra khoáng sản, các mỏ mới phát hiện vào đấu giá.

Tập trung hoàn thành Quy hoạch không gian biển quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Hoàn thiện cơ chế quân lý tổng hợp và thống nhất về biển. Triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển, hành lang kinh tế ven biển, điện gió ngoài khơi, khai hoang, lấn biển phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, kiểm soát khai thác tài nguyên biển, phục hồi hệ sinh thái biển, với bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo. Tăng cường bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững các hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển; nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên biển. Mở rộng diện tích, thành lập mới các khu vực bảo tồn biển.

Tập trung triển khai Luật Bảo vệ môi trường, chặn đứng xu thế gia tăng ô nhiễm, từng bước cải thiện chất lượng môi trường, phục hồi các hệ sinh thái; thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong thập kỷ phát triển bền vững,

Thứ trưởng Bộ TN&MT cũng kiến nghị cần hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc Bộ; thực hiện phân cấp thẩm quyền hợp lý gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Trung ương. Chuyển đổi mạnh mẽ mô hình quản lý theo hướng phục vụ người dân, doanh nghiệp, kiến tạo cho phát triển. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo lập môi trường đổi mới sáng tạo. Đào tạo, cập nhật thường xuyên kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học đầu ngành, chú trọng tăng cường năng lực quản lý cho cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức của ngành; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính.

Bên cạnh đó, tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định thủ tục hành chỉnh liên quan đến người dân, doanh nghiệp, bảo đảm thủ tục hành chính mới ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai và các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực khác có số lượng, tần suất giao dịch lớn. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm của người dứng đầu và của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm trong THTK, CLP

Với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi, thượng tôn pháp luật, đại diện Bộ TN&MT đề xuất giải pháp cần tập trung thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm pháp luật, thất thoát, lãng phí, các hành vi nhũng nhiều trong thực thi công vụ, Bộ TN&MT tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp như sau: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong thực thi, hoàn thiện chính sách, pháp luật. Thiết lập hệ thống theo dõi đánh giá việc quản lý sử dụng tài nguyên; thực hiện đánh giá xếp hạng chỉ số bảo vệ môi trường cấp tính.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiến kiến nghị chuyển hoạt động thanh tra, kiểm tra từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Tập trung thanh tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm pháp luật, thất thoát, lãng phí trong quản lý tài nguyên và môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ để giải quyết tình trạng nhũng nhiễu, hành dân gây bức xúc trong dư luận; dự án được giao đất nhưng chậm đưa vào sử dụng, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường, tổ chức được giao đất, cho thuê đất có nguồn gốc đất công: việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng; việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; hoạt động đấu giá khoáng sản, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; việc quản lý, sử dụng các mỏ khoáng sản đã hết hạn khai thác theo giấy phép; việc xả nước thải vào nguồn nước.

Ngoài ra, cần thiết lập các kênh thông tin (đường dây nóng, thư điện tử, hệ thống hỏi đáp, theo dõi, đánh giá, lắng nghe tiếng nói, phản hồi của Nhân dân, doanh nghiệp về công tác quản lý TN&MT ở từng địa phương và chất lượng dịch vụ công của ngành. Phối hợp tốt trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch thanh tra hàng năm, thiết lập cơ chế trao đổi thông tin để khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp giữa Bộ, ngành và địa phương trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Bộ TN&MT cần thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở từng cấp: tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao, các vụ việc khiếu kiện tồn đọng, kéo dài. Phối hợp với Mặt trận tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền vận động, giải quyết khiếu nại ngay tại địa phương cơ sở./.

Bích Ngọc

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=66831