Cuộc tuần hành phản đối những quy định về chính sách hưu trí ở Pháp đã kéo dài sang tháng 5, với những cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình trong ngày Quốc tế Lao động.
Nhiều phương tiện và công trình công cộng bị đập phá tại các thành phố ở Pháp. Theo ghi nhận tại thủ đô Paris, nhiều xe đạp công cộng bốc cháy và các trạm dừng xe buýt bị đập phá.
Cảnh sát đụng độ với một người biểu tình tại thành phố Nantes. Các cuộc biểu tình tại Pháp đã kéo dài kể từ khi Tổng thống Emmanuel Macron phê chuẩn tăng độ tuổi từ 62 lên 64 tuổi.
Một người dự tuần hành tại Paris đã mặc trang phục nhân vật "Deadpool", nhân vật từ bộ phim cùng tên, trong ngày 1/5.
Chính sách về tuổi hưu gây tranh cãi đã khiến tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Macron xuống thấp gần mức kỷ lục vào năm 2018-2019, thời điểm cuộc biểu tình "áo vàng" nổ ra.
Một cửa hiệu tại Paris bị đập phá trong cuộc tuần hành ngày 1/5. Những lãnh đạo công đoàn bất mãn với quyết định của Tổng thống Macron. Với việc dự luật hưu trí đã được ký thành luật, phía công đoàn giờ đây yêu cầu thảo luận về lương và điều kiện làm việc.
Lập trường của ông Macron là việc cải cách hưu trí sẽ cần thiết để cải thiện tình hình ở Pháp. Các khoản thanh toán hưu trí ở nước này nhìn chung cao hơn khi so với những nước đang phát triển, đồng thời người dân cũng có tuổi nghỉ hưu dài hơn so với những nước OECD.
Một người đàn ông hóa trang tham gia tuần hành ngày 1/5. Michel Maingy, một thợ kim hoàn nghỉ hưu, nói rằng cuộc đấu tranh phản đối vấn đề lương hưu dường như đã thất bại. Dù vậy, ông kỳ vọng có thể đàm phán về điều kiện làm việc.
Không chỉ tại Pháp, công đoàn một số nước châu Âu như Italy hay Đức, Anh đều lên kế hoạch biểu tình phản đối các quyết định của chính Phủ. Với trường hợp tại Pháp, chính phủ của ông Macron đã thông qua luật hưu trí nhưng không nhận đủ số phiếu ủng hộ từ quốc hội, mà viện dẫn một quy định trong hiến pháp.
Trần Hoàng