Đến thăm lăng Võ Tánh, di tích kiến trúc nghệ thuật ở Phú Nhuận

Lăng Võ Tánh tọa lạc tại quận Phú Nhuận, TPHCM, được vua Gia Long cho xây dựng từ năm 1802 nhằm tưởng nhớ danh tướng Võ Tánh.

Nằm tại số 19 đường Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, lăng Võ Tánh do vua Gia Long lập vào năm 1802, đến nay đã hơn 222 năm. Ảnh: Phương Ly

Nằm tại số 19 đường Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, lăng Võ Tánh do vua Gia Long lập vào năm 1802, đến nay đã hơn 222 năm. Ảnh: Phương Ly

Công trình được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố vào năm 2019. Ảnh: Phương Ly

Công trình được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố vào năm 2019. Ảnh: Phương Ly

Bảng giới thiệu di tích đặt tại lăng. Ảnh: Phương Ly

Bảng giới thiệu di tích đặt tại lăng. Ảnh: Phương Ly

Khu mộ Võ Tánh mang đặc trưng mộ cổ Nam Bộ đầu thế kỉ 19, với đủ kết cấu bình phong tiền, trụ cổng, sân thờ, bệ thờ, nấm mộ, bình phong hậu, tường bao. Trong ảnh là bình phong hậu vẽ “Long mã hà đồ” – tượng trưng cho sự uy nghi hùng dũng, trên lưng long mã có cột thanh gươm trên chồng binh thư, quanh mình có những đốm lửa tượng trưng cho người có tài thao lược nhưng phải tự thiêu để tỏ khí tiết. Ảnh: Phương Ly

Khu mộ Võ Tánh mang đặc trưng mộ cổ Nam Bộ đầu thế kỉ 19, với đủ kết cấu bình phong tiền, trụ cổng, sân thờ, bệ thờ, nấm mộ, bình phong hậu, tường bao. Trong ảnh là bình phong hậu vẽ “Long mã hà đồ” – tượng trưng cho sự uy nghi hùng dũng, trên lưng long mã có cột thanh gươm trên chồng binh thư, quanh mình có những đốm lửa tượng trưng cho người có tài thao lược nhưng phải tự thiêu để tỏ khí tiết. Ảnh: Phương Ly

Mặt trước lăng có bức bình phong tiền vẽ hình hổ, biểu tượng của sự dũng mãnh. Ảnh: Phương Ly

Mặt trước lăng có bức bình phong tiền vẽ hình hổ, biểu tượng của sự dũng mãnh. Ảnh: Phương Ly

Theo bảng giới thiệu tại di tích, phần mộ có bề mặt đắp nổi một con chim đang bay, hai chân đạp mây nằm trong một vòng tròn được tạo bởi các cuộn mây. Hai góc trên đắp nổi mây tỏa, hai góc dưới là hoa. Ảnh: Phương Ly

Theo bảng giới thiệu tại di tích, phần mộ có bề mặt đắp nổi một con chim đang bay, hai chân đạp mây nằm trong một vòng tròn được tạo bởi các cuộn mây. Hai góc trên đắp nổi mây tỏa, hai góc dưới là hoa. Ảnh: Phương Ly

Đền thờ Võ Tánh được xây dựng theo lối kiến trúc đình làng, cũng là một đặc trưng kiến trúc truyền thống Nam Bộ. Ảnh: Phương Ly

Đền thờ Võ Tánh được xây dựng theo lối kiến trúc đình làng, cũng là một đặc trưng kiến trúc truyền thống Nam Bộ. Ảnh: Phương Ly

Trong đền thờ còn lưu giữ hoành phi, câu đối… có giá trị. Ảnh: Phương Ly

Trong đền thờ còn lưu giữ hoành phi, câu đối… có giá trị. Ảnh: Phương Ly

Ảnh: Phương Ly

Ảnh: Phương Ly

Khuôn viên lăng rộng rãi, thoáng mát, được trồng nhiều loại hoa, cây kiểng. Ảnh: Phương Ly

Khuôn viên lăng rộng rãi, thoáng mát, được trồng nhiều loại hoa, cây kiểng. Ảnh: Phương Ly

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/den-tham-lang-vo-tanh-di-tich-kien-truc-nghe-thuat-o-phu-nhuan/