Đền thờ công chúa, biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Lào

Đền Thượng Thái Sơn ở Ninh Bình thờ công chúa nước Lào với danh xưng Nhồi Hoa, hàng trăm năm qua được người dân giữ gìn, là minh chứng cho tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Lào.

Đền Thượng Thái Sơn thờ công chúa nước Lào với danh xưng Nhồi Hoa công chúa, nằm trên đỉnh đồi. Đền thuộc thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan (Ninh Bình). Trải qua nhiều thế kỷ, ngôi đền và nét đặc trưng văn hóa Lào được nhân dân nơi đây dành nhiều tâm sức bảo tồn, trở thành một biểu tượng văn hóa đẹp của tình hữu nghị Việt - Lào. Ảnh: Đình Minh.

Đền Thượng Thái Sơn thờ công chúa nước Lào với danh xưng Nhồi Hoa công chúa, nằm trên đỉnh đồi. Đền thuộc thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan (Ninh Bình). Trải qua nhiều thế kỷ, ngôi đền và nét đặc trưng văn hóa Lào được nhân dân nơi đây dành nhiều tâm sức bảo tồn, trở thành một biểu tượng văn hóa đẹp của tình hữu nghị Việt - Lào. Ảnh: Đình Minh.

Cùng với tên gọi Ðền Thượng, người dân nơi đây còn tôn kính gọi đền thờ công chúa Nhồi Hoa là đền Bà chúa Hoa, đền Mẫu. Ðền nằm trong không gian làng quê yên bình giữa núi đồi hùng vĩ. Ảnh: Đình Minh.

Cùng với tên gọi Ðền Thượng, người dân nơi đây còn tôn kính gọi đền thờ công chúa Nhồi Hoa là đền Bà chúa Hoa, đền Mẫu. Ðền nằm trong không gian làng quê yên bình giữa núi đồi hùng vĩ. Ảnh: Đình Minh.

Ông Hứa Mạnh Trình, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Lai cho biết: Theo sử sách cũ ghi lại, vào thế kỷ XV, dưới thời vua Lê Thánh Tông, có một vị công chúa nước Lào, phiên âm tiếng Việt là Nhồi Hoa, đã theo lệnh vua cha mang vài trăm con voi sang và giúp huấn luyện đàn voi cho Ðại Việt đánh giặc. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, trên đường trở về, không may công chúa Nhồi Hoa lâm bệnh và qua đời. Ảnh: Đình Minh.

Ông Hứa Mạnh Trình, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Lai cho biết: Theo sử sách cũ ghi lại, vào thế kỷ XV, dưới thời vua Lê Thánh Tông, có một vị công chúa nước Lào, phiên âm tiếng Việt là Nhồi Hoa, đã theo lệnh vua cha mang vài trăm con voi sang và giúp huấn luyện đàn voi cho Ðại Việt đánh giặc. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, trên đường trở về, không may công chúa Nhồi Hoa lâm bệnh và qua đời. Ảnh: Đình Minh.

Ghi nhận công lao của công chúa, vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng khu lăng mộ và lập đền thờ công chúa. Nơi công chúa yên nghỉ chính là khu vực ở thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai ngày nay. Ảnh: Đình Minh.

Ghi nhận công lao của công chúa, vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng khu lăng mộ và lập đền thờ công chúa. Nơi công chúa yên nghỉ chính là khu vực ở thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai ngày nay. Ảnh: Đình Minh.

Hiện nay, khu di tích gồm hai phần là đền Thượng - thờ công chúa Nhồi Hoa và đền Hạ - thờ Thánh Quý Minh Đại Vương. Ảnh: Đình Minh.

Hiện nay, khu di tích gồm hai phần là đền Thượng - thờ công chúa Nhồi Hoa và đền Hạ - thờ Thánh Quý Minh Đại Vương. Ảnh: Đình Minh.

Hiện tại, khu di tích còn lưu giữ khá nhiều các hiện vật, các sắc phong, đồ thờ tự thời Nguyễn, trong đó ban thờ tại hậu cung có ảnh công chúa Nhồi Hoa chạm trên gỗ. Ảnh: Đình Minh.

Hiện tại, khu di tích còn lưu giữ khá nhiều các hiện vật, các sắc phong, đồ thờ tự thời Nguyễn, trong đó ban thờ tại hậu cung có ảnh công chúa Nhồi Hoa chạm trên gỗ. Ảnh: Đình Minh.

Công chúa Nhồi Hoa đã được nhiều đời vua ban sắc phong, đặc biệt được phong Thượng đẳng thần dưới triều Nguyễn. Ảnh: Đình Minh.

Công chúa Nhồi Hoa đã được nhiều đời vua ban sắc phong, đặc biệt được phong Thượng đẳng thần dưới triều Nguyễn. Ảnh: Đình Minh.

Ngày 11/4/2024, đoàn công tác của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam Khăm-Phâu Ân-Thạ-Văn đã đến dâng hương và trồng cây lưu niệm tại di tích lịch sử đền thờ công chúa Nhồi Hoa. Ảnh: Đình Minh.

Ngày 11/4/2024, đoàn công tác của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam Khăm-Phâu Ân-Thạ-Văn đã đến dâng hương và trồng cây lưu niệm tại di tích lịch sử đền thờ công chúa Nhồi Hoa. Ảnh: Đình Minh.

Ðền thờ công chúa Nhồi Hoa được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2007. Ảnh: Đình Minh.

Ðền thờ công chúa Nhồi Hoa được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2007. Ảnh: Đình Minh.

Hằng năm, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội truyền thống vào ngày 3/3 âm lịch với những hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống, trong đó, có múa hát theo điệu Chăm Pa (điệu múa hát cổ truyền của nước Lào) để tưởng nhớ về công lao của công chúa Nhồi Hoa. Ảnh: Đình Minh.

Hằng năm, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội truyền thống vào ngày 3/3 âm lịch với những hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống, trong đó, có múa hát theo điệu Chăm Pa (điệu múa hát cổ truyền của nước Lào) để tưởng nhớ về công lao của công chúa Nhồi Hoa. Ảnh: Đình Minh.

Không chỉ là di tích lịch sử, đền thờ công chúa nước Lào còn là minh chứng đặc biệt về tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Lào. Trong ảnh là đường đi lên đền Thượng, nơi thờ công chúa Nhồi Hoa. Ảnh: Đình Minh.

Không chỉ là di tích lịch sử, đền thờ công chúa nước Lào còn là minh chứng đặc biệt về tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Lào. Trong ảnh là đường đi lên đền Thượng, nơi thờ công chúa Nhồi Hoa. Ảnh: Đình Minh.

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/den-tho-cong-chua-bieu-tuong-cua-tinh-huu-nghi-viet-lao-10290504.html