Đền thờ dòng họ Lê Đình lưu giữ 17 sắc phong cổ
Đền thờ dòng họ Lê Đình ở xã Trung Chính (Nông Cống) hiện còn lưu giữ 17 sắc phong do các triều đại nhà Lê và Nguyễn ban.
Thủy tổ họ Lê Đình là cụ Lê Đình Thân, quê ở làng Vặng, xã Cổ Định (nay là xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn). Sau khi đỗ Bảng nhãn, được ban “Đặc tử kim tử Vinh Lộc đại phu - Ngự sử trung tán chưởng kim ngự ấn nhập nội hành khiển tước Nội Hầu”. Các con, cháu của cụ là Lê Nổ, Lê Lôi đã tham gia Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đến đầu niên hiện Thuận Thiên 1492, bình công khen thưởng hai ông được liệt vào mức Tam công. Đến năm Thái Hòa thứ 8 (1450) Lê Nổ được quyền chọn đất lộc điền tại làng Vặng, xã Trung Ý (nay là xã Trung Chính).
Trải qua các triều đại con cháu họ Lê Đình - họ công thần Bình Ngô khai quốc thế kỷ XV vẫn kế tiếp thờ tự, được cấp lộc điền.
Năm 1580 ông Lê Đình Túc đỗ thứ hai đệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa thi năm Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Hưng thứ 12 (1589). Ông Lê Đình Túc làm quan đến chức Thượng thư, tước hiệu Quận Công (theo văn bia lưu tại Văn Miếu, Hà Nội).
Trong số 17 đạo sắc phong hiện còn được lưu giữ tại Đền thờ dòng họ Lê Đình, hơn nửa đã bị rách, mối mọt. 17 đạo sắc được bọc bên ngoài một tấm vải đỏ và đựng trong một tráp gỗ. Nhưng do những sắc phong được xếp chồng lên nhau và do độ ẩm của giấy nên khi tách rời thường khó khăn, nếu không cẩn thận rất dễ bị rách.
Anh Lê Đình Tâm, Trưởng Ban Trị sự dòng họ Lê Đình cho biết: "Do sắc phong bị hư hỏng, dòng họ cũng không biết làm gì để bảo quản tốt hơn. Cách đây vài năm, chúng tôi đã chụp lại rồi mang in ra và đóng khung kính treo lên tường để con cháu biết đến công lao của các vị tiền bối và cũng là đề phòng, nếu bản sắc phong gốc bị hư hỏng nặng hơn thì vẫn còn bản photocopy lưu lại”.
Bức bình phong tại sân Đèn thờ dòng họ Lê Đình.
Bia đá được dựng tại khuôn viên Đền thờ dòng họ Lê Đình mô phỏng nội dung văn bia lưu tại Văn Miếu, Hà Nội.
Đền thờ dòng họ Lê Đình đã được ông nhận Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh, được con cháu tiếp nối bảo vệ, phát huy giá trị .