Di chứng hồi hộp, đánh trống ngực hậu Covid-19

Triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực kèm chóng mặt có thể xảy ra do nhiều người bị căng thẳng, trầm cảm sau khi khỏi Covid-19.

Sau khi khỏi Covid-19, thi thoảng tôi lại bị đánh trống ngực, nhịp tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp tăng. Tại sao tôi lại bị như vậy và có cần đi khám không?

Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS)

Sau khi khỏi Covid-19, nhiều người thi thoảng có thể cảm thấy tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực. Triệu chứng rối loạn nhịp tim này có thể bao gồm: Khó chịu ở ngực; chóng mặt, lâng lâng, đặc biệt là khi đứng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy triệu chứng đánh trống ngực xuất hiện khi nghỉ ngơi, không vận động không hiếm gặp ở những bệnh nhân hồi phục sau Covid-19 nặng. Tâm lý lo lắng, căng thẳng, trầm cảm có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng hồi hộp này.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy một số người gặp phải tình trạng gọi là hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS) hậu Covid-19. Tình trạng này có thể gây chóng mặt khi người bệnh đột ngột đứng lên hoặc chuyển từ nằm sang ngồi. Các triệu chứng phổ biến nhất là cảm thấy choáng váng, đánh trống ngực và mệt mỏi.

Ngoài ra, đánh trống ngực, hồi hộp có thể do bạn mang thai, sốt hoặc tập thể dục. Tình trạng này cũng xảy ra khi bạn uống một số đồ uống như cà phê hoặc nước tăng lực, thuốc.

Bạn thường không cần sự trợ giúp y tế nếu tình trạng đánh trống ngực qua nhanh và chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Chúng không chắc do vấn đề nghiêm trọng gây ra và có thể sẽ không cần điều trị.

Nhưng bạn nên đi khám nếu tình trạng hồi hộp kéo dài, không cải thiện hoặc nặng thêm, có tiền sử bệnh tim.

Độc giả Hồng Phương

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/di-chung-hoi-hop-danh-trong-nguc-hau-covid-19-post1308342.html