Di tích Dốc Miếu được duyệt tôn tạo hơn 70 tỉ đồng vẫn đang bỏ hoang

Mặc dù là di tích lịch sử được xếp hạng cấp Quốc gia, nhưng hiện nay di tích Dốc Miếu (Quảng Trị) chỉ còn xác một chiếc xe tăng xen lẫn với cỏ cây.

Căn cứ Dốc Miếu là tên gọi chỉ căn cứ quân sự của Mỹ đóng tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị trong những năm chiến tranh. Căn cứ này được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận là di tích Quốc gia vào năm 1986.

Vào năm 2021, HĐND tỉnh Quảng Trị ban hành Nghị quyết về việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh, giai đoạn 2022-2025. Trong đó, di tích Cồn Tiên - Dốc Miếu được đầu tư các hạng mục với tổng kinh phí hơn 70 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu di tích Dốc Miếu - căn cứ từng được mệnh danh là "con mắt thần" bất khả xâm phạm này chỉ còn hiện vật là một chiếc xe tăng, xung quanh cỏ cây mọc um tùm.

Ở phía trước chiếc xe tăng này là tấm biển ghi Khu căn cứ Dốc Miếu con mắt thần của tuyến hàng rào điện tử Mắc Na-ma-ra bằng chứng thất bại của Đế quốc Mỹ năm 1972 "đã được xếp hạng quản lý cấm không được vi phạm".

Ông Dương Đức Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Gio Linh, cho biết hiện nay di tích Dốc Miếu chỉ còn phế tích là một chiếc xe tăng hoen gỉ. Thời gian qua, người dân địa phương đã kiến nghị mong muốn dự án được phục hồi, tôn tạo sớm, tuy nhiên vẫn chưa được triển khai vì chưa được bố trí ngân sách.

Theo ông Hạnh, việc triển khai đầu tư dự án đặc biệt là phục dựng lại hàng rào điện tử McNamara sẽ đưa nơi đây trở thành "địa chỉ đỏ" để giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm đối với thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, sẽ tạo nên điểm tham quan cho người dân, du khách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, du lịch cho địa phương.

Một số hình ảnh PV ghi nhận tại di tích Dốc Miếu:

 Hàng rào điện tử Mc Namara là một hệ thống hàng rào đặc biệt được Mỹ xây dựng dọc phía nam vùng giới tuyến quân sự tạm thời (nam sông Bến Hải) từ bờ biển Gio Linh qua đồi 31 (Gio Mỹ) đến Dốc Miếu, Cồn Tiên lên biên giới Việt - Lào nhằm ngăn chặn sự tấn công của quân và dân ta từ phía bắc vào. Ảnh: NGUYỄN DO

Hàng rào điện tử Mc Namara là một hệ thống hàng rào đặc biệt được Mỹ xây dựng dọc phía nam vùng giới tuyến quân sự tạm thời (nam sông Bến Hải) từ bờ biển Gio Linh qua đồi 31 (Gio Mỹ) đến Dốc Miếu, Cồn Tiên lên biên giới Việt - Lào nhằm ngăn chặn sự tấn công của quân và dân ta từ phía bắc vào. Ảnh: NGUYỄN DO

 Trong toàn bộ phòng tuyến điện tử Mc Namara, căn cứ Dốc Miếu và Cồn Tiên giữ một vai trò trọng yếu. Căn cứ Dốc Miếu có quy mô lớn nhất, được mệnh danh là "con mắt thần" bất khả xâm phạm của nước Mỹ. Hàng rào điện tử Mc Namara ra đời, căn cứ Dốc Miếu nhanh chóng trở thành một mắt xích cứng nhất trong toàn tuyến. Ảnh: NGUYỄN DO

Trong toàn bộ phòng tuyến điện tử Mc Namara, căn cứ Dốc Miếu và Cồn Tiên giữ một vai trò trọng yếu. Căn cứ Dốc Miếu có quy mô lớn nhất, được mệnh danh là "con mắt thần" bất khả xâm phạm của nước Mỹ. Hàng rào điện tử Mc Namara ra đời, căn cứ Dốc Miếu nhanh chóng trở thành một mắt xích cứng nhất trong toàn tuyến. Ảnh: NGUYỄN DO

 Từ năm 1967 đến đầu năm 1972, "con mắt thần" bất khả xâm phạm của phòng tuyến điện tử Mc Namara từng bước bị quân ta vô hiệu hóa, sự huy động đến mức tối đa các khả năng chiến tranh hiện đại của Mỹ vẫn không ngăn chặn được bộ đội ta. Ảnh: NGUYỄN DO

Từ năm 1967 đến đầu năm 1972, "con mắt thần" bất khả xâm phạm của phòng tuyến điện tử Mc Namara từng bước bị quân ta vô hiệu hóa, sự huy động đến mức tối đa các khả năng chiến tranh hiện đại của Mỹ vẫn không ngăn chặn được bộ đội ta. Ảnh: NGUYỄN DO

 Chiến dịch tiến công nổi dậy mùa xuân 1972 diễn ra trên chiến trường Quảng Trị, căn cứ Dốc Miếu - Cồn Tiên là một trong số các cứ điểm bị quân ta tiêu diệt. Ảnh: NGUYỄN DO

Chiến dịch tiến công nổi dậy mùa xuân 1972 diễn ra trên chiến trường Quảng Trị, căn cứ Dốc Miếu - Cồn Tiên là một trong số các cứ điểm bị quân ta tiêu diệt. Ảnh: NGUYỄN DO

 Ngày 1-4-1972, căn cứ Dốc Miếu - Cồn Tiên đã bị quân ta đánh chiếm, địch phải rút khỏi vị trí và bỏ lại rất nhiều vũ khí đạn dược và phương tiện chiến tranh, chấm dứt gần 5 năm tồn tại của một vị trí phòng thủ được coi là mạnh nhất trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Mỹ. Ảnh: NGUYỄN DO

Ngày 1-4-1972, căn cứ Dốc Miếu - Cồn Tiên đã bị quân ta đánh chiếm, địch phải rút khỏi vị trí và bỏ lại rất nhiều vũ khí đạn dược và phương tiện chiến tranh, chấm dứt gần 5 năm tồn tại của một vị trí phòng thủ được coi là mạnh nhất trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Mỹ. Ảnh: NGUYỄN DO

 Căn cứ này vào năm 1986 được xếp hạng di tích cấp Quốc gia, nhưng hiện nay người dân rất khó hình dung ra hình dáng của căn cứ quân sự và những dấu tích lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: NGUYỄN DO

Căn cứ này vào năm 1986 được xếp hạng di tích cấp Quốc gia, nhưng hiện nay người dân rất khó hình dung ra hình dáng của căn cứ quân sự và những dấu tích lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: NGUYỄN DO

 Hiện nay trên di tích Dốc Miếu còn xác chiếc xe tăng, xung quanh cây cỏ mọc um tùm. Ảnh: NGUYỄN DO

Hiện nay trên di tích Dốc Miếu còn xác chiếc xe tăng, xung quanh cây cỏ mọc um tùm. Ảnh: NGUYỄN DO

 Nếu được tôn tạo thì di tích Dốc Miếu sẽ là một trong những "địa chỉ đỏ" để giáo dục truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Ảnh: NGUYỄN DO

Nếu được tôn tạo thì di tích Dốc Miếu sẽ là một trong những "địa chỉ đỏ" để giáo dục truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Ảnh: NGUYỄN DO

 Ngoài ra, di tích Dốc Miếu sẽ là địa điểm có tiềm năng thu hút du khách đến tham quan, là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Ảnh: NGUYỄN DO

Ngoài ra, di tích Dốc Miếu sẽ là địa điểm có tiềm năng thu hút du khách đến tham quan, là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Ảnh: NGUYỄN DO

NGUYỄN DO

Nguồn PLO: https://plo.vn/di-tich-doc-mieu-duoc-duyet-ton-tao-hon-70-ti-dong-van-dang-bo-hoang-post804520.html