Đi tiểu nhiều hơn 4 đến 6 lần một ngày, bạn có thể mắc 3 căn bệnh sau đây

Một người khỏe mạnh đi tiểu 4 đến 6 lần vào ban ngày và đến 2 lần vào ban đêm. Khi số lần đi tiểu vượt quá con số này thì cơ thể có thể đã đưa ra cảnh báo về sức khỏe.

Đi tiểu là một cách để cơ thể bài tiết chất thải và độc tố, nhưng không phải là bạn càng đi tiểu nhiều thì càng tốt.

Một người khỏe mạnh đi tiểu 4 đến 6 lần vào ban ngày và đến 2 lần vào ban đêm.

Theo số liệu từ hội Niệu học quốc tế thì một người lớn trung bình sẽ đi tiểu từ 5-8 lần/ngày với nam giới dao động từ 1,2-1,7l và nữ giới là 1,1-1,5l. Nếu một người trưởng thành đi tiểu từ 8 lần trở lên và hơn 2 lít nước tiểu trong một ngày thì được coi là bị tiểu nhiều.

Khi số lần đi tiểu vượt quá con số này (nếu không phải do uống nhiều các loại nước ngọt có gas, đồ uống có cồn, chất kích thích) thì cơ thể có thể đã đưa ra cảnh báo về sức khỏe.

Đặc biệt đối với nam giới, khi có hơn 8 lần đi tiểu mỗi ngày và hơn 2 lần vào ban đêm, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật.

Nếu bạn đi tiểu thường xuyên vượt quá con số của người mạnh khỏe, bình thường nói trên, hãy cẩn thận với 3 căn bệnh đã "ẩn nấp" trong cơ thể bạn.

1. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Bạn thường xuyên đi tiểu sau khi mắc bệnh tiểu đường (Ảnh: Aboluowang)

Bạn thường xuyên đi tiểu sau khi mắc bệnh tiểu đường (Ảnh: Aboluowang)

Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Chúng ta đều biết rằng triệu chứng điển hình của bệnh nhân tiểu đường là "3 hơn và 1 ít", nghĩa là ăn nhiều hơn, đi tiểu nhiều hơn, uống nhiều hơn và giảm cân.

Tại sao bạn thường xuyên đi tiểu sau khi mắc bệnh tiểu đường?

Điều này chủ yếu là do lượng đường trong máu cao khiến người bệnh tiểu đường luôn cảm thấy khát và luôn cần uống nước để giải cơn khát đó.

Ngoài ra, khi lượng đường trong máu cao, thận phải làm việc quá tải, sẽ gây ra tình trạng thường xuyên đi tiểu.

Các biến chứng của đái tháo đường. Ảnh minh họa

Các biến chứng của đái tháo đường. Ảnh minh họa

Với người bệnh đái tháo đường việc truyền tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ quan có trục trặc, bàng quang bị giảm kích thích, không có cảm giác khi bàng quang đầy nước tiểu, ứ đọng lâu ngày gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Vi khuẩn đi ngược lên thận làm tổn thương thận và dẫn tới suy thận.

2. Bệnh thận

Thận là một cơ quan tiết niệu quan trọng của cơ thể. Một khi có vấn đề về thận, bạn sẽ không chỉ gặp phải tình trạng đi tiểu thường xuyên, mà màu sắc và hình dạng của nước tiểu cũng sẽ bị thay đổi, chẳng hạn như sự xuất hiện của bọt. Màu nước tiểu trở nên sẫm hơn, nhiều bọt, mùi hăng,...

Tiểu tiện là quá trình mà khi đó thận có vai trò lọc và đào thải chất cặn bã, chất thải ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu. Nếu tiểu tiện với tần suất hợp lý sẽ đem lại tác dụng rất tốt giúp thận khỏe mạnh hơn.

Theo các chuyên gia, bệnh thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng thận khiến cho quá trình lọc và đào thải ure trong máu bị yếu kém từ đó gây ra nhiều chứng bệnh khác trong cơ thể. Việc đi tiểu nhiều lần kèm đau lưng chính là biểu hiện điển hình của bệnh.

Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, căn bệnh này sẽ khiến cho chức năng thận ngày càng suy giảm, thậm chí đến giai đoạn suy thận cuối nếu người bệnh không sử dụng phương pháp lọc máu hay thay thế thận có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

Trong một số trường hợp, tần suất tiết niệu không thể tách rời với bệnh thận. (Ảnh: Aboluowang)

Trong một số trường hợp, tần suất tiết niệu không thể tách rời với bệnh thận. (Ảnh: Aboluowang)

3. Tăng sản tuyến tiền liệt

Theo ThS.BS Võ Thiện Ngôn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, tuyến tiền liệt nằm ôm vòng quanh cổ bàng quang và một phần niệu đạo (đường dẫn nước tiểu) của tuyến sinh dục nam.

Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (trước đây hay gọi là u xơ tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt) là sự phì đại lành tính của tuyến tiền liệt. Bệnh có nguyên nhân từ sự tăng sinh sản lành tính một hay một số loại tế bào cấu thành nên tuyến tiền liệt, làm tăng thể tích và trọng lượng tuyến, gây chèn ép làm hẹp niệu đạo và biến dạng cổ bàng quang, gây ra các rối loạn tiểu tiện.

Trong giai đoạn đầu của tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, bệnh nhân nam sẽ có ít nhiều vấn đề đi tiểu thường xuyên. Do tăng sản tuyến tiền liệt và phì đại của tuyến, bàng quang và niệu đạo bị chèn ép, và sẽ thường xuyên đi tiểu và tiểu đêm.

Do tăng sản tuyến tiền liệt và phì đại của tuyến, bàng quang và niệu đạo bị chèn ép, và sẽ thường xuyên đi tiểu và tiểu đêm. (Ảnh: Aboluowang)

Do tăng sản tuyến tiền liệt và phì đại của tuyến, bàng quang và niệu đạo bị chèn ép, và sẽ thường xuyên đi tiểu và tiểu đêm. (Ảnh: Aboluowang)

Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, có trên 50% nam giới ở độ tuổi từ 60 - 70 tuổi bị u xơ tiền liệt tuyến, tỷ lệ này lên đến 88% ở những người 80 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh thường gia tăng theo độ tuổi.

BS Võ Thiện Ngôn cũng khuyến cáo: Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính có thể phát triển từ từ trong một thời gian dài mà không gây nên bất kỳ sự nguy hiểm nào. Tuy nhiên, vì tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo nên nếu bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ gây cản trở dòng nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo, gây ra xuất hiện các triệu chứng rối loạn về tiểu tiện.

Các triệu chứng của tăng sản tuyến tiền liệt gây ảnh hưởng đến chất lượng sống, nhất là việc tiểu đêm khiến người bệnh không có giấc ngủ ngon hoặc tiểu nhiều lần, tiểu gấp.... Tại bàng quang, khi bệnh tiến triển lâu, có thể làm giảm chức năng của bàng quang, làm trầm trọng hơn triệu chứng đường tiểu dưới, hoặc gây ảnh hưởng đến chức năng thận.

Nếu nặng có thể gây bí tiểu mạn tính dẫn đến viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, thậm chí suy thận. Người bệnh cần đi khám khi xuất hiện triệu chứng rối loạn tiểu tiện hoặc bí tiểu cấp tính.

Ngoài ra, nam giới trên 55 tuổi nên cảnh giác với bệnh ung thư tuyến tiền liệt khi đột nhiên nước tiểu tăng hoặc thậm chí nước tiểu không đau.

Một số cách phòng ngừa bệnh tiểu nhiều lần hiệu quả

- Uống đầy đủ nước mỗi ngày theo quy định của bác sĩ y tế. Thời điểm uống tốt nhất là vào buổi sáng và buổi trưa, hạn chế uống nhiều vào buổi tối.

- Không uống các loại đồ uống chứa nhiều chất kích thích như thức uống có cồn (rượu) hay cafein (cà phê), đồ uống có gas (nước ngọt, bia), thuốc lợi tiểu, chè…

- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tính axít mạnh như nước cam, bưởi, khế, cà chua…hay các loại đồ ăn nhiều muối như dưa cà mắm muối bởi đây là nguồn thực phẩm có khả năng gây kích ứng bàng quang khiến người bệnh đi tiểu nhiều.

- Không sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, thuốc Tây y, Đông y chữa bệnh khi chưa có sự cho phép của chuyên gia. Nếu sử dụng sai mục đích sẽ khiến cho bệnh trở nên biến chứng nặng nề hơn.

- Thường xuyên đi khám để sớm phát hiện ra bệnh từ đó có phương án chữa bệnh triệt để nhất.

Minh Anh

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/song-khoe/di-tieu-nhieu-hon-4-den-6-lan-mot-ngay-ban-co-the-mac-3-can-benh-sau-day-20200416233659051.htm