Đi tìm báu vật ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

Những cây thông lá dẹt ngàn năm tuổi trong vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được người dân địa phương gọi là cây thần linh, luôn bảo vệ nghiêm ngặt.

Những cây thần linh, được người dân bảo vệ như báu vật trong rừng Bidoup - Núi Bà

Trên cung đường dẫn chúng tôi đi vào quần thể thông 2 lá dẹt ngàn năm tuổi thuộc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), anh Phạm Đờ Ni, Phó trưởng Trạm Kiểm lâm Klong Klanh (xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương) nói rằng dấu hiệu nhận biết những "cụ" thông này có chiều cao vượt hẳn tán rừng.

Trên cung đường dẫn chúng tôi đi vào quần thể thông 2 lá dẹt ngàn năm tuổi thuộc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), anh Phạm Đờ Ni, Phó trưởng Trạm Kiểm lâm Klong Klanh (xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương) nói rằng dấu hiệu nhận biết những "cụ" thông này có chiều cao vượt hẳn tán rừng.

"Cây vươn ra hẳn tán rừng phía từ 5-10 m để đón nắng nên rất dễ nhận thấy. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết vị trí cây khi muốn đi vào. Loài cây thuộc nhóm đặc hữu phân bổ ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà" - anh Ni giải thích.

"Cây vươn ra hẳn tán rừng phía từ 5-10 m để đón nắng nên rất dễ nhận thấy. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết vị trí cây khi muốn đi vào. Loài cây thuộc nhóm đặc hữu phân bổ ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà" - anh Ni giải thích.

Vào cửa rừng một đoạn, đoàn kiểm lâm dẫn khách đến một cây thông 2 lá dẹt có chiều cao gần 30 m, đường kính bộ rễ và tán cây phía trên rộng khoảng 10 m. Theo người trong đoàn, cây thông này có tuổi đời khoảng ngàn năm.

Vào cửa rừng một đoạn, đoàn kiểm lâm dẫn khách đến một cây thông 2 lá dẹt có chiều cao gần 30 m, đường kính bộ rễ và tán cây phía trên rộng khoảng 10 m. Theo người trong đoàn, cây thông này có tuổi đời khoảng ngàn năm.

Đường kính cây gần 2 mét với ba người lớn cùng dang tay mới ôm vừa thân cây. Loài cây này có mặt ở Vườn quốc gia như Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận) nhưng nhiều nhất ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Đường kính cây gần 2 mét với ba người lớn cùng dang tay mới ôm vừa thân cây. Loài cây này có mặt ở Vườn quốc gia như Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận) nhưng nhiều nhất ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Cán bộ kiểm lâm tiếp tục chỉ về một cây cổ thụ khác cách đó hơn chục mét và nói rằng, cây này còn lớn hơn, phải 4 người cùng ôm mới vừa. Số lượng cây tại khu vực Bidoup - Núi Bà lên đến hàng nghìn gốc, trong đó có nhiều cây hơn 1.000 năm tuổi.

Cán bộ kiểm lâm tiếp tục chỉ về một cây cổ thụ khác cách đó hơn chục mét và nói rằng, cây này còn lớn hơn, phải 4 người cùng ôm mới vừa. Số lượng cây tại khu vực Bidoup - Núi Bà lên đến hàng nghìn gốc, trong đó có nhiều cây hơn 1.000 năm tuổi.

Rể cây thông 2 lá dẹt bò trên mặt đất, phủ đầy rêu mốc. Bộ rể của cây cũng phủ một lớp dày chất mùn từ cây lá xung quanh để vừa giữ nước, vừa cung cấp dưỡng chất cho cây.

Rể cây thông 2 lá dẹt bò trên mặt đất, phủ đầy rêu mốc. Bộ rể của cây cũng phủ một lớp dày chất mùn từ cây lá xung quanh để vừa giữ nước, vừa cung cấp dưỡng chất cho cây.

Tán lá rộng gần 15 m của một trong những cây thông 2 lá dẹt thuộc bộ phận quản lý của Trạm kiểm lâm Klong Klanh. “Thông 2 lá dẹt cổ thụ được người bản địa xem là “thần linh”, là báu vật ngàn năm tuổi của người dân bản địa không ai dám xâm phạm”, một cán bộ kiểm lâm cho biết.

Tán lá rộng gần 15 m của một trong những cây thông 2 lá dẹt thuộc bộ phận quản lý của Trạm kiểm lâm Klong Klanh. “Thông 2 lá dẹt cổ thụ được người bản địa xem là “thần linh”, là báu vật ngàn năm tuổi của người dân bản địa không ai dám xâm phạm”, một cán bộ kiểm lâm cho biết.

Anh Du Na, dân tộc K’Ho Cil (35 tuổi, trú xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), một người dân nhận khoán bảo vệ rừng đi cùng đoàn kể, những cây thông ngàn năm tuổi này được bà con gọi là "rế", tức là "cây thần linh" hoặc "cây thiêng liêng" của cộng đồng.

Anh Du Na, dân tộc K’Ho Cil (35 tuổi, trú xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), một người dân nhận khoán bảo vệ rừng đi cùng đoàn kể, những cây thông ngàn năm tuổi này được bà con gọi là "rế", tức là "cây thần linh" hoặc "cây thiêng liêng" của cộng đồng.

“Các cụ già làng kể rằng, những gốc thông 2 lá dẹt nghìn năm tuổi là nơi cư ngụ của các vị thần, không một ai được phép xâm phạm. Những người có ý định xấu, xâm phạm đến nơi ở của các vị thần sẽ bị trách phạt, lâm bệnh mà qua đời. Ngược lại, người có thành ý, biết tôn kính, bảo vệ cây sẽ được ban nhiều phước lành”- anh Du Na kể.

“Các cụ già làng kể rằng, những gốc thông 2 lá dẹt nghìn năm tuổi là nơi cư ngụ của các vị thần, không một ai được phép xâm phạm. Những người có ý định xấu, xâm phạm đến nơi ở của các vị thần sẽ bị trách phạt, lâm bệnh mà qua đời. Ngược lại, người có thành ý, biết tôn kính, bảo vệ cây sẽ được ban nhiều phước lành”- anh Du Na kể.

Ngoài ra, người đi rừng có thể ôm cây, hôm cây để cầu nguyện sức khỏe và bình an cho bản thân và gia đình. Trên đường vào rừng, tôi nhìn vào những nốt u sần trên thân cây thông 2 lá dẹt và nói với mọi người rằng có hình dạng như đầu một con khỉ lớn hoặc con hổ.

Ngoài ra, người đi rừng có thể ôm cây, hôm cây để cầu nguyện sức khỏe và bình an cho bản thân và gia đình. Trên đường vào rừng, tôi nhìn vào những nốt u sần trên thân cây thông 2 lá dẹt và nói với mọi người rằng có hình dạng như đầu một con khỉ lớn hoặc con hổ.

Những người đi cùng đồng và cho biết, khu rừng nào cũng gắn với văn hóa và tâm linh của người dân nơi đó, họ có thể coi đây là hiện thân của thần linh mà họ tín ngưỡng hoặc là "mắt rừng" hay "thần rừng" để bảo vệ rừng xanh.

Những người đi cùng đồng và cho biết, khu rừng nào cũng gắn với văn hóa và tâm linh của người dân nơi đó, họ có thể coi đây là hiện thân của thần linh mà họ tín ngưỡng hoặc là "mắt rừng" hay "thần rừng" để bảo vệ rừng xanh.

Do cây đã ngàn năm tuổi nên xuất hiện một số biểu hiện của bệnh như mục thân. Lực lượng kiểm lâm và người dân luôn quan tâm và theo dõi những biểu hiện này để có thể chăm sóc cây báu vật của cộng đồng.

Do cây đã ngàn năm tuổi nên xuất hiện một số biểu hiện của bệnh như mục thân. Lực lượng kiểm lâm và người dân luôn quan tâm và theo dõi những biểu hiện này để có thể chăm sóc cây báu vật của cộng đồng.

Tại Lâm Đồng, thông 2 lá dẹt phân bổ nhiều nhất được ghi nhận ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà với 2 quần thể lớn. Trong đó bao gồm khu vực rừng Cổng Trời (huyện Đam Rông, Lâm Đồng) và khu vực rừng ở huyện Lạc Dương do Trạm Kiểm lâm Hòn Giao quản lý.

Tại Lâm Đồng, thông 2 lá dẹt phân bổ nhiều nhất được ghi nhận ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà với 2 quần thể lớn. Trong đó bao gồm khu vực rừng Cổng Trời (huyện Đam Rông, Lâm Đồng) và khu vực rừng ở huyện Lạc Dương do Trạm Kiểm lâm Hòn Giao quản lý.

Những cây thông 2 lá dẹt ngàn năm tuổi cũng là địa điểm dừng chân nghỉ ngơi của lực lượng kiểm lâm và người dân trong mỗi cuộc tuần tra bảo vệ rừng, nhằm gìn giữ nét đẹp văn hóa và đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Những cây thông 2 lá dẹt ngàn năm tuổi cũng là địa điểm dừng chân nghỉ ngơi của lực lượng kiểm lâm và người dân trong mỗi cuộc tuần tra bảo vệ rừng, nhằm gìn giữ nét đẹp văn hóa và đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Ông Nguyễn Lương Minh, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, cho biết, các nhà khoa học xác định nhiều gốc thông 2 lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có tuổi thọ từ 700 năm đến 1.100 năm. Hiện nay, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà cũng tổ chức các tuyến du lịch dã ngoại đến 2 quần thể "cây thần linh" để người dân, du khách được trải nghiệm, khám phá, nghiên cứu.

Trường Nguyên

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/di-tim-bau-vat-o-vuon-quoc-gia-bidoup-nui-ba-196250128105118805.htm