Đi xem 87 bảo vật quốc gia 'Nơi nghệ thuật và tâm linh hội tụ'

Triển lãm không đơn thuần là hoạt động trưng bày, mà là một hành trình tâm linh sống động, nơi người xem có thể bước vào dòng chảy của văn hóa Phật giáo xuyên suốt nghìn năm lịch sử.

Sáng 5/5, Triển lãm Văn hóa Phật giáo với chủ đề “Nơi nghệ thuật và tâm linh hội tụ” tại Công viên Văn hóa Láng Le H. Bình Chánh đã chính thức khai mạc.

Sáng 5/5, Triển lãm Văn hóa Phật giáo với chủ đề “Nơi nghệ thuật và tâm linh hội tụ” tại Công viên Văn hóa Láng Le H. Bình Chánh đã chính thức khai mạc.

Sự kiện được xem là trái tim văn hóa của mùa Vesak năm nay, quy tụ tinh hoa nghệ thuật, lịch sử và tinh thần Phật giáo Việt Nam.

Sự kiện được xem là trái tim văn hóa của mùa Vesak năm nay, quy tụ tinh hoa nghệ thuật, lịch sử và tinh thần Phật giáo Việt Nam.

Ngay từ cổng vào, không gian triển lãm đã mở ra như một bảo tàng mở – nơi 87 bảo vật quốc gia được sắp đặt trang nghiêm, công phu và đầy mỹ cảm.

Ngay từ cổng vào, không gian triển lãm đã mở ra như một bảo tàng mở – nơi 87 bảo vật quốc gia được sắp đặt trang nghiêm, công phu và đầy mỹ cảm.

Mỗi bảo vật tại đây – từ tượng Phật, tác phẩm thư pháp, pháp khí đến kinh sách cổ – đều không chỉ là hiện vật tôn giáo mà còn mang trong mình những câu chuyện, những tiếng vọng từ lịch sử, phản ánh chiều sâu trí tuệ và mỹ học của đạo Phật gắn bó mật thiết với dân tộc Việt Nam.

Triển lãm gồm nhiều khu trưng bày đặc sắc, bao gồm bốn đề án lớn: Ngôn ngữ Phật giáo, Pháp phục Phật giáo, Kiến trúc Phật giáo và Di sản Văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Triển lãm gồm nhiều khu trưng bày đặc sắc, bao gồm bốn đề án lớn: Ngôn ngữ Phật giáo, Pháp phục Phật giáo, Kiến trúc Phật giáo và Di sản Văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Ngoài ra, khách tham quan còn có thể chiêm ngưỡng họa đồ lịch sử Đức Phật, quy trình tạo tượng truyền thống, các không gian thiền trà, tranh họa vàng, tranh chùa Việt, nhạc cụ và mộc bản cổ – tất cả cùng hòa quyện để chuyển tải một tinh thần chung: bảo tồn truyền thống, lan tỏa trí tuệ, và thúc đẩy sự hòa hợp trong đa dạng.

Triển lãm bộ sưu tập cuộc đời Đức Phật thế tôn khảm vàng.

Triển lãm bộ sưu tập cuộc đời Đức Phật thế tôn khảm vàng.

Một số bản kinh Phật cổ còn lưu lại và bảo quản khá tốt trưng bày tại triển lãm.

Một số bản kinh Phật cổ còn lưu lại và bảo quản khá tốt trưng bày tại triển lãm.

Sự kiện thu hút giới tăng ni, phật tử và công chúng trong trong ngày khai mạc.

Sự kiện thu hút giới tăng ni, phật tử và công chúng trong trong ngày khai mạc.

Đại diện Ban tổ Đại lễ Vesak cho biết, triển lãm không chỉ là nơi trưng bày hiện vật, mà còn là một không gian mở để mỗi người bước vào hành trình nội tâm. Ở đó, nghệ thuật trở thành sứ giả của tuệ giác, mời gọi chúng ta chiêm nghiệm về cái đẹp vượt thời gian, vượt không gian.

Tại đây, người xem còn có thể chiêm ngưỡng các ứng dụng các công nghệ tương tác hiện đại, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đổi mới sáng tạo.

Tại đây, người xem còn có thể chiêm ngưỡng các ứng dụng các công nghệ tương tác hiện đại, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đổi mới sáng tạo.

Tạo nên trải nghiệm thị giác và cảm xúc độc đáo cho người thưởng lãm.

Tạo nên trải nghiệm thị giác và cảm xúc độc đáo cho người thưởng lãm.

Đây là một nỗ lực nhằm đưa văn hóa Phật giáo đến gần hơn với cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.

Đây là một nỗ lực nhằm đưa văn hóa Phật giáo đến gần hơn với cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.

“Với chủ đề “Nơi nghệ thuật và tâm linh hội tụ”, Triển lãm Văn hóa Phật giáo Vesak 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần nhân văn, cởi mở và đầy sáng tạo của Phật giáo Việt Nam.

Sự kiện hứa hẹn sẽ là điểm đến văn hóa – tâm linh tiêu biểu, lan tỏa thông điệp về hòa bình, lòng từ bi và sự phát triển bền vững trong thế giới đương đại”, vị đại diện này cho biết thêm.

Hữu Long

Nguồn Du lịch TP.HCM: https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/di-xem-87-bao-vat-quoc-gia-noi-nghe-thuat-va-tam-linh-hoi-tu-c9a96301.html