Địa phương cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số
Ngày 2/11, tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến để triển khai các quyết định, chương trình để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh, các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số.
Ngày 2/11, tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến để triển khai các quyết định, chương trình để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh, các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số.
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tới 24 địa phương, 5 đại học, trường đại học.
Bộ GD&ĐT đánh giá, trong nhiều năm qua công tác giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó, giúp học sinh dân tộc thiểu số phát triển năng lực ngôn ngữ, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, có tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ, có ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị ngôn ngữ, văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số.
Đại diện một số trường đại học kiến nghị cần có sự linh hoạt trong việc cho phép các trường mở mã ngành đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số. Đồng thời, để giải bài toán giáo viên có trình độ đại học giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số thì cơ sở đào tạo có thể sử dụng phương pháp đào tạo liên thông hoặc đào tạo bằng đại học thứ hai.
Đại diện một số trường cũng đề nghị Bộ cho phép mở rộng hơn phương thức đào tạo và đối tượng được đào tạo tiếng dân tộc thiểu số. Bởi nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số ở các vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống không chỉ dừng lại ở giáo viên, học sinh, sinh viên.
Để triển khai tốt Quyết định 142/QĐ-TTg Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đề nghị, các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số. Đại phương cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đồng thời, bố trí kinh phí cấp phát sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học cho học sinh, giáo viên.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng đề nghị địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa, đặc biệt là bảo tồn ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. Triển khai sâu rộng có hiệu quả việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn.
Các cơ sở đào tạo cần làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, quan tâm mở mã ngành đào tạo giáo viên liên môn. Đồng thời, phối hợp với các địa phương trong việc đặt hàng đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số.
Theo báo Tin tức
Trưởng thành từ mái trường Lê Quý Đôn (HBĐT) - "Tôi rất tự hào khi được rèn luyện ở mái trường giàu truyền thống như Lê Quý Đôn. Ở nơi đây, các thầy cô luôn là bậc cha mẹ mẫu mực, tận tụy vì học sinh thân yêu. Trong lòng các thế hệ học trò, các thầy cô thực sự là "Nhà giáo ưu tú”, "Nhà giáo nhân dân”. Chúng tôi luôn muốn dành tặng thầy cô những tình cảm trân quý nhất”. Đó là trải lòng của anh Phạm Minh Long, Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Tỉnh ủy - một trong rất nhiều cựu học sinh đã trưởng thành từ mái trường THCS Lê Quý Đôn. Tự hào 50 năm xây dựng và phát triển (HBĐT - Năm 1972, Trường cấp II Phương Lâm được thành lập. Năm 1994, trường được đổi tên là trường chuyên Phương Lâm - ngôi trường duy nhất có hệ chuyên bậc THCS ở tỉnh Hòa Bình. Đến năm học 1997 - 1998, trường vinh dự được đổi theo tên nhà bác học lớn của Việt Nam thời phong kiến: Trường THCS Lê Quý Đôn. Trường THCS Lê Quý Đôn - điểm sáng của ngành Giáo dục Hòa Bình Đinh Thị Hường Phó Giám đốc Sở GD&ĐT (HBĐT) - "...Tự hào mãi với non sông đất nước. Tự hào mãi những trí tuệ Việt Nam. Lê Quý Đôn những sắc màu yêu thương. Đường đến vinh quang không còn xa vời vì bạn có trí thức và niềm tin...”. Đó là khúc hoan ca của các thầy, cô giáo và học sinh trường THCS Lê Quý Đôn (TP Hòa Bình), ngôi trường đã ươm trồng cho quê hương Hòa Bình những hạt giống tâm hồn - trí tuệ, đã nâng cánh bao ước mơ, nối những nhịp cầu cho bao thế hệ tự tin bước tới tương lai. Có thể khẳng định, với bề dày thành tích trong các hoạt động giáo dục, trường THCS Lê Quý Đôn xứng đáng là điểm sáng của ngành Giáo dục tỉnh Hòa Bình. Trường THPT Nam Lương Sơn phát huy truyền thống dạy tốt - học tốt (HBĐT) - Đối với thầy và trò trường THPT Nam Lương Sơn, huyện Lương Sơn, dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay thật đặc biệt. Hòa chung khí thế hân hoan của cả nước hướng tới chào mừng 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022), trường phấn khởi tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập (1992 - 2022). Trong niềm vui chung của ngày hội truyền thống, có những niềm vui rất riêng. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, không được cắt xén Chương trình giáo dục phổ thông mới Ngày 10/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với các Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023, với gần 500 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố. Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ: Bảo đảm chất lượng, đúng luật để bảo vệ quyền lợi người được cấp chứng chỉ Trước thông tin một số tổ chức tạm dừng tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đang tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tại Việt Nam. Đến thời điểm này, hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết của nhiều cơ sở, đơn vị chưa đạt yêu cầu.