Dịch bệnh được kiểm soát, bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm không phát hiện trong 8 tháng
Y tế dự phòng luôn được xác định là trọng tâm trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân. Nhận thức được điều đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã luôn chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch lớn nguy hiểm xảy ra, thực hiện tốt việc quản lý bệnh không lây nhiễm góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe nhân dân.
Theo báo cáo hoạt động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội 8 tháng đầu năm, trước tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, dịch bệnh sởi bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có cả những quốc gia đã loại trừ sởi; dịch bệnh sốt xuất huyết ghi nhận gia tăng nhanh tại khu vực châu Mĩ và Tây Thái Bình Dương; dịch Ebola tái bùng phát tại Congo; dịch bệnh Mers-CoV vẫn ghi nhận rải rác tại khu vực Trung Đông...
Hà Nội đã đẩy mạnh các biện pháp phòng chống, nhờ vậy, 8 tháng đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, không ghi nhận các bê%3ḅnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm như Ebola, Mers-CoV; một số bệnh truyền nhiễm lưu hành có số mắc tăng so với cùng kỳ nhưng được khống chế kịp thời như sởi, sốt xuất huyết; chưa ghi nhận trường hợp tử vong do dịch bệnh. Cụ thể, tính đến hết ngày 31/8/2019, toàn thành phố đã ghi nhận 3.606 trường hợp mắc sốt xuất huyết; 1.696 trường hợp mắc sởi; 104 trường hợp mắc ho gà; 595 trường hợp mắc tay chân miệng; 1 trường hợp mắc liên cầu lợn; 3 trường hợp mắc não mô cầu; 2 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản; 9 trường hợp mắc uốn ván người lớn...
Đồng thời, Hà Nội đã tổ chức thực hiện và duy trì tốt hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm; duy trì hoạt động của các đội chống dịch cơ động các tuyến; dự trù đầy đủ, sẵn sàng cơ số phòng chống dịch, đáp ứng kịp thời khi có dịch xảy ra; triển khai quyết liệt và hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch; bao vây khoanh vùng xử lý các khu vực có bệnh nhân ổ dịch một cách kịp thời, hạn chế tối đa số mắc và tử vong do dịch bệnh; thực hiện hiệu quả các hoạt động chủ động phòng chống dịch bệnh như tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và các chiến dịch phun hóa chất để phòng chống bệnh sốt xuất huyết; tổ chức các chiến dịch phun khử khuẩn tại các khu vực nguy cơ cao, các trường mầm non mẫu giáo trọng điểm để phòng chống bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết...
Hoạt động tiêm chủng mở rộng được duy trì ổn định theo tuần tại tất cả các trạm y tế xã, phường, thị trấn đảm bảo duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 92,5%; tiếp tục mở rộng và triển khai phần mềm Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại tất cả các cơ sở tiêm chủng trong và ngoài công lập, tiến tới sử dụng báo cáo điện tử thay thế báo cáo giấy; hoạt động phòng chống sốt rét, giun sán được duy trì...
Bên cạnh đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội còn đẩy mạnh hoạt động kiểm dịch y tế quốc tế. 8 tháng đầu năm, trung tâm đã kiểm tra, giám sát 23.245 chuyến bay quốc tế nhập cảnh với 4.016.000 hành khách, giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh từ các quốc gia có dịch cúm gia cầm, Mers-CoV... Phối hợp với hải quan cửa khẩu và các cơ quan liên quan giám sát 159 lượt thi hài, tro cốt; 960 tấn hàng hóa xuất, nhập khẩu đảm bảo đúng quy định. Phối hợp với Cảng vụ hàng không Miền Bắc thực hiê%3ḅn kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường, vê%3ḅ sinh an toàn thực phẩm khu vực cảng hàng không quốc tế Nô%3bị Bài; hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện đảm bảo vê%3ḅ sinh môi trường phòng chống bê%3ḅnh dịch và an toàn thực phẩm theo quy định.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác chống dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã thực hiện tổng số 5.838 mẫu xét nghiệm phát hiện dịch bệnh. Trong đó, 580 mẫu chẩn đoán sởi, kết quả 374 mẫu dương tính chiếm 64,48%; 243 mẫu rubella, kết quả 243 mẫu âm tính; xét nghiệm 638 mẫu chẩn đoán sốt xuất huyết gồm: 431 mẫu PCR, kết quả 146 mẫu dương tính chiếm 33,87% và 207 mẫu huyết thanh, kết quả 133 mẫu dương tính chiếm 64,25%); 74 mẫu chẩn đoán bê%3ḅnh tay chân miệng, kết quả 15 mẫu dương tính chiếm 20,27%; thực hiện 1.321 mẫu xét nghiệm khẳng định HIV, kết quả dương tính 1.141 mẫu chiếm 86,37%; thực hiện xét nghiệm 2.750 mẫu nước phục vụ hoạt động giám sát chất lượng nước trên địa bàn. Tham gia các hoạt động phục vụ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 14 và các hội nghị. sự kiện trên địa bàn. Thực hiện đánh giá lại hệ thống ISO 15189, đồng thời tiếp tục duy trì hoạt động ISO 17025, ISO 15189 và đảm bảo thực hiện các qui định về an toàn sinh học trong xét nghiệm.
Song song với việc chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm cũng luôn được đẩy mạnh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ hệ thống ngay từ đầu năm và triển khai mô hình dự phòng và quản lý bệnh không lây nhiễm; triển khai hoạt động điểm can thiệp phòng chống bệnh không lây nhiễm dựa vào cộng đồng tại huyện Thạch Thất; duy trì hoạt động phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý và tư vấn một số bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở và giám sát tử vong dựa vào phỏng vấn tại Long Biên; duy trì hoạt đô%3ḅng truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh không lây nhiễm; duy trì hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý và tư vấn một số bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở; duy trì hoạt động khám phát hiện, chẩn đoán, quản lý, điều trị, tư vấn dự phòng bệnh không lây nhiễm tại 584 xã, phường, thị trấn và phòng khám đa khoa trực thuộc trung tâm y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Không chỉ vậy, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện và bao phủ toàn thành phố nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm tử vong mẹ, giảm tử vong sơ sinh và tử vong trẻ em. Kết quả, trong 8 tháng đầu năm, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai trên 3 lần trong 3 thời kỳ đạt 99,6%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trở lên trong 3 thai kỳ đạt 95%; tỷ lệ phụ nữ đẻ tiêm đủ uốn ván đạt 99,9%; tỷ lệ bà mẹ sinh có cán bộ y tế hỗ trợ đạt 100%; tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc tại nhà sau sinh đạt 99,6%. Đồng thời, hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em và dinh dưỡng cộng đồng luôn được chú trọng, 7.668 bà mẹ đã được uống vitamin A; 13.629 từ 37- 60 tháng tuổi nguy cơ cao thiếu vitamin A, dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ hoàn toàn, được uống vitamin A liều cao...
Đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, Hà Nội đã duy trì thực hiện công tác giám sát phát hiện theo quy định của Bộ Y tế; duy trì hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại 18 cơ sở điều trị; duy trì các hoạt động nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV triển khai tại 22 phòng khám ngoại trú; các hoạt động khám chữa bệnh qua thẻ bảo hiểm y tế, phối hợp phòng chống lao/HIV và dự phòng lây truyền từ mẹ sang con vẫn đang được duy trì hiệu quả...
Để nâng cao nhận thức của người dân trong việc chủ động phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng; nâng cao năng lực, hỗ trợ thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho mạng lưới truyền thông khối bệnh viện và khối dự phòng...
Tiếp tục thực hiện tốt công tác y tế dự phòng những tháng cuối năm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị cần duy trì tốt hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm; tăng cường tần suất giám sát phát hiện bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại một số bệnh viện, cơ sở y tế trọng điểm. Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình văn phòng đáp ứng nhanh với tình hình dịch bê%3ḅnh theo hướng văn phòng đáp ứng khẩn cấp dịch bê%3ḅnh (EOC) của Bô%3ḅ Y tế. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các công tác tiêm chủng mở rộng, quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản; tăng cường phòng chống HIV/AIDS, mở rộng điểm uống Methadone…Đặc biệt, các đơn vị cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để từng người dân nâng cao nhận thức về dịch bệnh qua đó sẽ tự giác thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế...