Điểm danh 4 cực nổi tiếng du khách khám phá trong dịp Tết

Bên cạnh 4 cột mốc tại 4 cực Đông, Tây, Nam, Bắc, Việt Nam còn có những cột mốc khác như cột mốc 3243 tại Fansipan, cột cờ Lũng Cú hấp dẫn nhiều người.

1. Điểm cực bắc trên đất liền của Việt Nam nằm ở đâu?

icon

Lai Châu

icon

Điện Biên

icon

Hà Giang

Câu trả lời đúng là đáp án C: Điểm cực bắc trên đất liền của Việt Nam nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang), tại tọa độ 23,391185°B; 105,323524°Đ.

2. Điểm cực Tây của nước ta nằm ở đâu?

icon

A Pa Chải (huyện Mường Nhé, tỉnh Sơn La)

icon

A Pa Chải (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên)

icon

A Pa Chải (huyện Mường Nhé, tỉnh Lào Cai)

Câu trả lời đúng là đáp án B: A Pa Chải được biết đến là điểm cực Tây của Tổ quốc, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Theo biển thông tin giới thiệu ở địa phương, tại A Pa Chải có cột mốc giao điểm đường biên giới của 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, nằm trên đỉnh núi Khoan La San, cao hơn 1.860 m, tọa độ 22°24'02,295'' vĩ độ Bắc, 102º08'38,109" kinh độ Đông, xây dựng năm 2005.

3. Con đèo nổi tiếng là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La?

icon

Đèo Khánh An

icon

Đèo Pha Đin

icon

Đèo Tà Nung

Câu trả lời đúng là đáp án B: Đèo Pha Đin nối 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên. Theo các tư liệu, tên gọi Pha Đin trong tiếng Thái nghĩa là Trời - Đất, ý chỉ đây là nơi đất trời gặp nhau. Người ta thường nhắc đến "tứ đại đỉnh đèo" ở vùng núi miền Bắc gồm: Ô Quy Hồ (nối 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu), Khau Phạ (Yên Bái), Mã Pí Lèng (Hà Giang) và Pha Đin.

4. Điểm đón mặt trời đầu tiên trên dải đất hình chữ S nằm ở tỉnh nào?

icon

Phú Yên

icon

Khánh Hòa

icon

Bình Định

Câu trả lời đúng là đáp án B: Là điểm đón mặt trời đầu tiên trên dải đất hình chữ S, mũi Đôi chính là điểm cực đông của Việt Nam. Nằm tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, mũi Đôi được rất nhiều người lựa chọn cho chuyến chinh phục của mình. Nhiều người khi nhắc đến mũi Đôi thường lầm tưởng vị trí này này là Mũi Điện hay còn có tên Mũi Đại Lãnh vì nơi này còn được đặt một tấm bia cực đông của Tổ quốc. Để đến được Mũi Đôi, du khách có thể đi tàu ven biển hoặc đi bộ qua những cồn cát lớn. Cách đi bộ sẽ vất vả hơn nhưng lại được nhiều người lựa chọn, phần vì tàu tới Mũi Đôi có giá thành khá đắt và cũng phần vì đi bộ sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị hơn như được ngắm những trảng cỏ lớn, ốc đảo xanh hay thậm chí cả những cành mai rừng.

5. Cực Nam nằm ở huyện nào của tỉnh Cà Mau?

icon

Ngọc Hiển

icon

Năm Căn

icon

Cái Nước

Câu trả lời đúng là đáp án A: Trong bốn cực có lẽ cực Nam là nơi dễ di chuyển nhất và cũng là nơi cột mốc được xây dựng bề thế nhất với hình chiếc tàu. Cột mốc đánh dấu cực Nam này được xây dựng tại xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Từ TP HCM, du khách có thể đi ôtô để về đến đất mũi. Sau khi tham quan nơi đặt chiếc tàu nhỏ, biểu trưng của cực nam đất nước, du khách có thể tiếp tục tới những khu du lịch khác cũng hấp dẫn không kém tại đây như vườn quốc gia đất mũi, đảo Hòn Khoai.

6. Cột cờ Lũng Cú ở Hà Giang gồm bao nhiêu bậc đá?

icon

378

icon

389

icon

399

Câu trả lời đúng là đáp án B: Một địa danh khá nổi tiếng tại Hà Giang mà bất cứ du khách nào tới đây cũng muốn ghé qua đó chính là cột cờ Lũng Cú. Với độ cao khoảng 1.700 mét so với mực nước biển, trên đỉnh núi Rồng của xã Lũng Cú, cột cờ Lũng Cú nổi bật từ xa nhờ lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió. Có hai cách để đặt chân tới cột cờ Lũng Cú nhưng nhiều người thường chọn cách đi tiết kiệm thời gian hơn là đi từ thị trấn Đồng Văn. Theo lối chính, đường lên cột cờ Lũng Cú bao gồm 389 bậc đá theo vòng xoáy trôn ốc và 140 bậc trong lòng cột cờ.

7. Cột mốc 428 Hà Giang nằm ở huyện nào?

icon

Mèo Vạc

icon

Hoàng Su Phì

icon

Đồng Văn

Câu trả lời đúng là đáp án C: Nằm cách cột cờ Lũng Cũ chừng 4 - 5 km về phía Bắc, cột mốc 428 chính là điểm đánh dấu phần lãnh thổ Việt Nam với nước bạn Trung Quốc. Đây chính là nơi con sông Nho Quế bắt đầu dòng chảy vào đất Việt thuộc địa phận bản Xéo Lủng, xã Lủng Cũ, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đường lên cột mốc 428 dài chỉ 2 km nhưng lại mất gần 3 tiếng đồng đi bộ vì địa hình đồi núi ngoằn nghèo, với những đoạn dốc thẳng đứng. Chính vì nằm tại vị trí khá hiểm trở với phía dưới là sông, trên là vách núi như vậy mà phải mất tới hai năm, cột mốc này mới được hoàn thành. Từ cột mốc 428, du khách dễ dàng nhìn thấy đường con sông Nho Quế nằm cách đó 2km và cột mốc 427 nằm khuất phía bên kia sườn dốc. Nhiều người sau khi kết thúc hành trình chinh phục cột cờ Lũng Cú thường lựa chọn nơi này như điểm nghỉ chân ngắm nhìn một phần đất nước. Từ đỉnh cột cờ Lũng Cú, du khách có thể ngắm trọn khung cảnh thiên nhiên tựa như bức tranh sơn thủy hữu tình bên dưới và hơn thế đó chính là cảm giác thiêng liêng khi chạm tay tới nơi địa đầu tổ quốc.

8. Thành phố trùng tên tỉnh, là thành phố biên giới ở phía bắc nước ta?

icon

TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

icon

TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai

icon

TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Câu trả lời đúng là đáp án B: TP Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai là thành phố biên giới ở phía bắc nước ta, phía bắc giáp với Trung Quốc. Thành phố được thành lập vào năm 2004. Ngoài thành phố tỉnh lỵ, tỉnh Lào Cai hiện có thị xã Sa Pa, cùng 7 huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai và Văn Bàn.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/diem-danh-4-cuc-noi-tieng-du-khach-kham-pha-trong-dip-tet-post1502306.tpo