Điểm mặt côn trùng có chất độc, mùa hè bạn cần tránh xa

Hầu hết côn trùng là bạn của loài người. Tuy nhiên, cũng có một số côn trùng có chất độc. Bạn hãy ghi nhớ các loài này để tránh xa.

Rết thuộc lớp Chân môi (Chilopoda) trong phân ngành nhiều chân (Myriapoda) là một trong số côn trùng có chất độc. Khi cắn, rết tiết chất độc qua hai răng phía trước, nọc độc rết làm vết cắn bị sưng tấy và đau nhức, trường hợp nặng sẽ kèm theo triệu chứng nôn mửa và sốt, nôn, ù tai, co giật…

Rết thuộc lớp Chân môi (Chilopoda) trong phân ngành nhiều chân (Myriapoda) là một trong số côn trùng có chất độc. Khi cắn, rết tiết chất độc qua hai răng phía trước, nọc độc rết làm vết cắn bị sưng tấy và đau nhức, trường hợp nặng sẽ kèm theo triệu chứng nôn mửa và sốt, nôn, ù tai, co giật…

Bọ cạp tên khoa học là Scorpiones, loài côn trùng chứa chất độc phá hủy thần kinh. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi. Thật may, lượng độc tố không nhiều để gây ảnh hưởng tới tính mạng. Tuy nhiên, nó gây ra các phản ứng nguy hiểm như đau, sưng nề, tê cứng, hoại tử tế bào.

Bọ cạp tên khoa học là Scorpiones, loài côn trùng chứa chất độc phá hủy thần kinh. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi. Thật may, lượng độc tố không nhiều để gây ảnh hưởng tới tính mạng. Tuy nhiên, nó gây ra các phản ứng nguy hiểm như đau, sưng nề, tê cứng, hoại tử tế bào.

Sâu róm tên khoa học là Arna pseudoconspersa. Loài côn trùng này không có chất độc, nhưng lông gai của hầu hết các loài sâu róm sẽ tiết ra chất gây ngứa, đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, kèm theo triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng…

Sâu róm tên khoa học là Arna pseudoconspersa. Loài côn trùng này không có chất độc, nhưng lông gai của hầu hết các loài sâu róm sẽ tiết ra chất gây ngứa, đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, kèm theo triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng…

Bọ xít hút máu tên khoa học là Triatoma rubrofasciata. Bọ xít hút máu xuất hiện ở giường ngủ, khe kẽ, những nơi tối, ẩm thấp. Thức ăn của chúng là máu người hoặc động vật. Vết đốt của chúng có thể truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi vào cơ thể người, gây nên bệnh ngủ chaga khiến nạn nhân mệt mỏi, buồn ngủ, mất khả năng miễn dịch…

Bọ xít hút máu tên khoa học là Triatoma rubrofasciata. Bọ xít hút máu xuất hiện ở giường ngủ, khe kẽ, những nơi tối, ẩm thấp. Thức ăn của chúng là máu người hoặc động vật. Vết đốt của chúng có thể truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi vào cơ thể người, gây nên bệnh ngủ chaga khiến nạn nhân mệt mỏi, buồn ngủ, mất khả năng miễn dịch…

Kiến lửa tên khoa học là Solenopsis. Nọc độc của kiến lửa có thể gây chóng mặt, thở gấp, hoa mắt hay sốc. Kiến lửa là nguyên nhân gây ra khoảng 80 cái chết trên toàn nước Mỹ, làm tiêu tốn khoảng 5 tỉ USD mỗi năm để chi trả cho các dịch vụ chăm sóc y tế, phục hồi hư hỏng, và kiểm soát sức tàn phá của loài côn trùng này.

Kiến lửa tên khoa học là Solenopsis. Nọc độc của kiến lửa có thể gây chóng mặt, thở gấp, hoa mắt hay sốc. Kiến lửa là nguyên nhân gây ra khoảng 80 cái chết trên toàn nước Mỹ, làm tiêu tốn khoảng 5 tỉ USD mỗi năm để chi trả cho các dịch vụ chăm sóc y tế, phục hồi hư hỏng, và kiểm soát sức tàn phá của loài côn trùng này.

Nhện độc tên khoa học là Araneae. Đa số nọc của các loài nhện độc trên thế giới là rất nguy hiểm. Nạn nhân bị nhện độc cắn thường bị sưng viêm, đau nhức. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể có dị ứng, triệu chứng phát ban, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng,…

Nhện độc tên khoa học là Araneae. Đa số nọc của các loài nhện độc trên thế giới là rất nguy hiểm. Nạn nhân bị nhện độc cắn thường bị sưng viêm, đau nhức. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể có dị ứng, triệu chứng phát ban, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng,…

Ong vò vẽ tên khoa học là Vespa affinis. Nọc độc của ong vò vẽ chứa trong 2 tuyến nọc dẫn đến kim chích nằm ở cuối phần thân sau của ong. Khi chích, nọc cắm sâu vào vết chích và truyền nọc nhanh chóng vào cơ thể nạn nhân. Độc tính của ong vò vẽ vô cùng nguy hiểm, có thể dễ dàng gây tổn thương da, để lại sẹo ở vùng bị đốt, thậm chí gây tử vong.

Ong vò vẽ tên khoa học là Vespa affinis. Nọc độc của ong vò vẽ chứa trong 2 tuyến nọc dẫn đến kim chích nằm ở cuối phần thân sau của ong. Khi chích, nọc cắm sâu vào vết chích và truyền nọc nhanh chóng vào cơ thể nạn nhân. Độc tính của ong vò vẽ vô cùng nguy hiểm, có thể dễ dàng gây tổn thương da, để lại sẹo ở vùng bị đốt, thậm chí gây tử vong.

Kiến ba khoang tên khoa học là Paederus fuscipes. Trong cơ thể của loài côn trùng này cũng chứa chất cực độc Pederin, độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ. May mắn là tuy độc tính cực cao, nhưng với lượng nhỏ và tiếp xúc ngoài da nên không đủ để gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nọc độc của kiến ba khoang gây đau, ngứa, sưng tấy, sốt…

Kiến ba khoang tên khoa học là Paederus fuscipes. Trong cơ thể của loài côn trùng này cũng chứa chất cực độc Pederin, độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ. May mắn là tuy độc tính cực cao, nhưng với lượng nhỏ và tiếp xúc ngoài da nên không đủ để gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nọc độc của kiến ba khoang gây đau, ngứa, sưng tấy, sốt…

Mời độc giả xem video: Phía sau những clip triệu view của Bà Tân Vlog. Nguồn: VTV24.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/diem-mat-con-trung-co-chat-doc-mua-he-ban-can-tranh-xa-1524387.html