'Điểm mặt' thông tin sai lệch về xung đột Israel-Hamas tràn ngập mạng xã hội

Kể từ khi cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas bùng phát vào cuối tuần qua, hàng loạt video và hình ảnh tràn ngập mạng xã hội khiến người dân thế giới khó phân biệt được đâu là sự thật và hư cấu. Dưới đây là những thông tin sai lệch và xuyên tạc về sự kiện này.

Trước tiên, thông tin ông Nimrod Aloni, một vị tướng hàng đầu của quân đội Israel bị các tay súng Hamas bắt giữ là sai sự thật.

Trước tiên, thông tin ông Nimrod Aloni, một vị tướng hàng đầu của quân đội Israel bị các tay súng Hamas bắt giữ là sai sự thật.

Một bài đăng trên Instagram nhận được hơn 43.000 lượt thích cho biết: “Lực lượng Hamas hôm 7-10 đã bắt giữ chỉ huy Israel Nimrod Aloni cùng với hàng chục binh sĩ Israel khác trong cuộc tấn công ở khu vực miền Nam Israel gần Gaza”.

Một bài đăng trên Instagram nhận được hơn 43.000 lượt thích cho biết: “Lực lượng Hamas hôm 7-10 đã bắt giữ chỉ huy Israel Nimrod Aloni cùng với hàng chục binh sĩ Israel khác trong cuộc tấn công ở khu vực miền Nam Israel gần Gaza”.

Nhưng cùng ngày, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari, người phát ngôn của lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã phủ nhận điều này. Ông Aloni rõ ràng đã tham dự một cuộc họp của IDF vào ngày 8-10

Nhưng cùng ngày, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari, người phát ngôn của lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã phủ nhận điều này. Ông Aloni rõ ràng đã tham dự một cuộc họp của IDF vào ngày 8-10

Quân đội Israel xác nhận, các tay súng Hamas có bắt giữ thường dân và binh lính Israel làm con tin ở Gaza. Hamas đã cảnh báo rằng họ sẽ giết con tin nếu Israel ném bom các mục tiêu dân sự ở Dải Gaza mà không báo trước.

Quân đội Israel xác nhận, các tay súng Hamas có bắt giữ thường dân và binh lính Israel làm con tin ở Gaza. Hamas đã cảnh báo rằng họ sẽ giết con tin nếu Israel ném bom các mục tiêu dân sự ở Dải Gaza mà không báo trước.

Trong khi đó, một bản ghi nhớ có gắn logo Nhà Trắng cho thấy Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ gửi 8 tỷ USD viện trợ quân sự cho Israel cũng là tin giả.

Trong khi đó, một bản ghi nhớ có gắn logo Nhà Trắng cho thấy Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ gửi 8 tỷ USD viện trợ quân sự cho Israel cũng là tin giả.

“Hình ảnh về bản ghi đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng này là giả mạo. Ông Biden chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào như vậy”, Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Savett xác nhận hôm 9-10.

“Hình ảnh về bản ghi đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng này là giả mạo. Ông Biden chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào như vậy”, Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Savett xác nhận hôm 9-10.

Theo phân tích, bản ghi nhớ là một phiên bản đã được chỉnh sửa từ “Bản ghi nhớ về việc ủy quyền theo Mục 506(a)(1) của Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài năm 1961” đề ngày 25-7-2023, kêu gọi hỗ trợ 400 triệu USD cho Ukraine

Theo phân tích, bản ghi nhớ là một phiên bản đã được chỉnh sửa từ “Bản ghi nhớ về việc ủy quyền theo Mục 506(a)(1) của Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài năm 1961” đề ngày 25-7-2023, kêu gọi hỗ trợ 400 triệu USD cho Ukraine

Cuối tuần qua, ông Biden đã điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Hiện Mỹ đã triển khai tàu sân bay USS Gerald R. Ford chở 5.000 thủy thủ và chiến đấu cơ đến Trung Đông.

Cuối tuần qua, ông Biden đã điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Hiện Mỹ đã triển khai tàu sân bay USS Gerald R. Ford chở 5.000 thủy thủ và chiến đấu cơ đến Trung Đông.

Không chỉ vậy, đoạn video được cho là lực lượng Hamas nhảy dù xuống một sân thể thao để tấn công các công dân Israel cũng là sản phẩm bị chế tác

Không chỉ vậy, đoạn video được cho là lực lượng Hamas nhảy dù xuống một sân thể thao để tấn công các công dân Israel cũng là sản phẩm bị chế tác

Đoạn clip cho thấy những người sử dụng dù lượn nhiều màu đáp xuống một số mục tiêu ở Israel

Đoạn clip cho thấy những người sử dụng dù lượn nhiều màu đáp xuống một số mục tiêu ở Israel

Bài đăng về đoạn phim gây hiểu lầm trên TikTok đã thu hút hơn 38.000 lượt xem. Nhưng thực ra, đoạn phim này đã xuất hiện trực tuyến từ ngày 27-9, liên quan đến một sự kiện thể thao Cairo, Ai Cập.

Bài đăng về đoạn phim gây hiểu lầm trên TikTok đã thu hút hơn 38.000 lượt xem. Nhưng thực ra, đoạn phim này đã xuất hiện trực tuyến từ ngày 27-9, liên quan đến một sự kiện thể thao Cairo, Ai Cập.

Tương tự, trên mạng cũng lan truyền 2 đoạn video giả mạo cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Mỹ “tránh xa” xung đột mới nhất ở Gaza.

Tương tự, trên mạng cũng lan truyền 2 đoạn video giả mạo cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Mỹ “tránh xa” xung đột mới nhất ở Gaza.

Sự thật là, các video đã được thực hiện từ lâu, khi ông Putin nói về cuộc xung đột Nga-Ukraine chứ không phải về Trung Đông. Tuy nhiên, chúng đã được “làm mới” bằng phụ đề tiếng Anh

Sự thật là, các video đã được thực hiện từ lâu, khi ông Putin nói về cuộc xung đột Nga-Ukraine chứ không phải về Trung Đông. Tuy nhiên, chúng đã được “làm mới” bằng phụ đề tiếng Anh

Thực tế, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 9-10 phát biểu rằng Nga “cực kỳ quan ngại” trước “vòng xoáy bạo lực” ở Israel.

Thực tế, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 9-10 phát biểu rằng Nga “cực kỳ quan ngại” trước “vòng xoáy bạo lực” ở Israel.

Ông Mikhail Bogdanov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga ngày 7-10 cho biết, Matxcơva đã liên lạc với “tất cả các bên trong xung đột, bao gồm cả các nước Ảrập” và đang thúc giục “ngừng bắn và lập lại hòa bình ngay lập tức”.

Ông Mikhail Bogdanov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga ngày 7-10 cho biết, Matxcơva đã liên lạc với “tất cả các bên trong xung đột, bao gồm cả các nước Ảrập” và đang thúc giục “ngừng bắn và lập lại hòa bình ngay lập tức”.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/diem-mat-thong-tin-sai-lech-ve-xung-dot-israel-hamas-tran-ngap-mang-xa-hoi-post554443.antd