Điểm tên những loài hoa mệnh danh 'tử thần' ở Việt Nam

Trong thiên nhiên đa dạng ở Việt Nam, có rất nhiều loài thực vật, nhìn rất bắt mắt, nhưng độc tố thì cực kỳ cao mà con người cần biết để phòng tránh...

Cây bồng bồng có tên khoa học (Calotropis gigantea). Nhựa mủ của cây bồng bồng dùng với liều thấp làm thuốc gây nôn, liều cao sẽ gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn (ói) nếu liều cao có thể gây ra các triệu chứng gây sốt, nổi ban khắp người và sức yếu sẽ gây ngủ lịm, khó thở. Mặc dù có độc tính cao nhưng đây cũng là cây thuốc với nồng độ kiểm soát chặt chẽ.

Cây bồng bồng có tên khoa học (Calotropis gigantea). Nhựa mủ của cây bồng bồng dùng với liều thấp làm thuốc gây nôn, liều cao sẽ gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn (ói) nếu liều cao có thể gây ra các triệu chứng gây sốt, nổi ban khắp người và sức yếu sẽ gây ngủ lịm, khó thở. Mặc dù có độc tính cao nhưng đây cũng là cây thuốc với nồng độ kiểm soát chặt chẽ.

Cây sơn có tên khoa học là Rhus succedanea là loài cây được trồng rất phổ biến ở nước ta để lấy nhựa. Cây được trồng nhiều ở vùng Thanh Sơn - Phú Thọ và cũng mọc tự nhiên ở trong rừng nước ta. Đây là một cây có độc và rất nguy hiểm với nhiều người. Cây có chất nhựa, được nhân dân ta chế ra “sơn ta ” để gắn gỗ, làm đồ thủ công mỹ nghệ sơn mài. Chất laccol trong sơn ta kích thích gây dị ứng mạnh đối với da, gây ra hiện tượng lở sơn. Khi bị lở ở mặt sưng lớn, tạo các nốt mụn màu đỏ và cảm giác mặt rất nặng nề, bỏng rát, khó chịu.

Cây sơn có tên khoa học là Rhus succedanea là loài cây được trồng rất phổ biến ở nước ta để lấy nhựa. Cây được trồng nhiều ở vùng Thanh Sơn - Phú Thọ và cũng mọc tự nhiên ở trong rừng nước ta. Đây là một cây có độc và rất nguy hiểm với nhiều người. Cây có chất nhựa, được nhân dân ta chế ra “sơn ta ” để gắn gỗ, làm đồ thủ công mỹ nghệ sơn mài. Chất laccol trong sơn ta kích thích gây dị ứng mạnh đối với da, gây ra hiện tượng lở sơn. Khi bị lở ở mặt sưng lớn, tạo các nốt mụn màu đỏ và cảm giác mặt rất nặng nề, bỏng rát, khó chịu.

Cây lá ngón có tên khoa học (Gelsemium elegans). Khi có cơ hội xâm nhập vào cơ thể các loài máu nóng, độc tính của lá ngón phát tác kiến cho các ancaloit chứa trong toàn bộ cây gây ra các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp. Trật tự độc của cây được giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây.

Cây lá ngón có tên khoa học (Gelsemium elegans). Khi có cơ hội xâm nhập vào cơ thể các loài máu nóng, độc tính của lá ngón phát tác kiến cho các ancaloit chứa trong toàn bộ cây gây ra các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp. Trật tự độc của cây được giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây.

Cây sui có tên khoa học (Antiaris toxicaria) hay ở một số vùng đồng bào gọi là cây thuốc bắn là loài cây độc tố khủng khiếp nhất ở Việt Nam. Khi nhựa của cây ngấm vào cơ thể người và động vật máu nóng thì cái chết đến nhanh nhất và chết vì vô tình nhất. Nếu bị nhựa sui bắn vào mắt sẽ viêm sưng có khi gây mù, nếu nhựa dính vào vết thương hay trên da bị trầy xước lập tức ngộ độc ngay, các triệu chứng rầm rộ và rất nhanh, các cơ giãn ra trong đó có cơ tim, nhịp tim chậm dần và ngừng tim.

Cây sui có tên khoa học (Antiaris toxicaria) hay ở một số vùng đồng bào gọi là cây thuốc bắn là loài cây độc tố khủng khiếp nhất ở Việt Nam. Khi nhựa của cây ngấm vào cơ thể người và động vật máu nóng thì cái chết đến nhanh nhất và chết vì vô tình nhất. Nếu bị nhựa sui bắn vào mắt sẽ viêm sưng có khi gây mù, nếu nhựa dính vào vết thương hay trên da bị trầy xước lập tức ngộ độc ngay, các triệu chứng rầm rộ và rất nhanh, các cơ giãn ra trong đó có cơ tim, nhịp tim chậm dần và ngừng tim.

Cây ngót nghẻo có tên khoa học (Gloriosa superba) là một loại cây sống lâu, cây thảo có thân leo dài 1 - 2m. Lá hình mũi mác, đầu tận cùng bằng một tua cuộn hình xoắn ốc quấn bám cho thân leo. Trái dạng nang hình chùy dài, chứa nhiều hạt, khi chín có màu đỏ tươi. Mùa hoa vào tháng 5 - 6, mùa quả từ tháng 6 - 8. Toàn cây đều có chứa chất độc colchicin, superbine, glucosine. Độc nhiều nhất ở rễ củ. Chất độc đáng lưu ý có trong cây là colchicin rất độc, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết người rất nhanh.

Cây ngót nghẻo có tên khoa học (Gloriosa superba) là một loại cây sống lâu, cây thảo có thân leo dài 1 - 2m. Lá hình mũi mác, đầu tận cùng bằng một tua cuộn hình xoắn ốc quấn bám cho thân leo. Trái dạng nang hình chùy dài, chứa nhiều hạt, khi chín có màu đỏ tươi. Mùa hoa vào tháng 5 - 6, mùa quả từ tháng 6 - 8. Toàn cây đều có chứa chất độc colchicin, superbine, glucosine. Độc nhiều nhất ở rễ củ. Chất độc đáng lưu ý có trong cây là colchicin rất độc, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết người rất nhanh.

Cây sừng trâu có tên khoa học (Strophanthus caudatus). Nhựa cây sừng trâu có nhiều độc tính; thường được trộn với nhựa cây thuốc bắn (Antiaris toxicaria) để tẩm độc vào mũi tên săn thú từ xa xưa. Khi ngộ độc người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và rối loạn nhịp tim, lúc nhanh, lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ.

Cây sừng trâu có tên khoa học (Strophanthus caudatus). Nhựa cây sừng trâu có nhiều độc tính; thường được trộn với nhựa cây thuốc bắn (Antiaris toxicaria) để tẩm độc vào mũi tên săn thú từ xa xưa. Khi ngộ độc người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và rối loạn nhịp tim, lúc nhanh, lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ.

Cà độc dược cảnh có tên khoa học (Brugmansia suaveolens). Cây có nguồn gốc ở Mexico và Peru và được trồng làm cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền Việt Nam. Một số địa phương gọi cây này là hoa loa kèn. Theo các chuyên gia, cây có độc tố gây ảo giác, mất trí nhớ hoặc mất tri giác tạm thời.

Cà độc dược cảnh có tên khoa học (Brugmansia suaveolens). Cây có nguồn gốc ở Mexico và Peru và được trồng làm cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền Việt Nam. Một số địa phương gọi cây này là hoa loa kèn. Theo các chuyên gia, cây có độc tố gây ảo giác, mất trí nhớ hoặc mất tri giác tạm thời.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/diem-ten-nhung-loai-hoa-menh-danh-tu-than-o-viet-nam-post580004.antd