Diễn đàn kinh tế: Sử dụng công cụ thuế phù hợp - Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững
Suốt trong quá trình xây dựng phát triển đất nước, ngành đồ uống Việt Nam cùng với các ngành kinh tế khác đã đóng góp quan trọng vào nền kinh tế ở từng giai đoạn, thời kỳ, khẳng định vai trò và vị trí của các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngày 19/5/2022, Bộ Y tế có Quyết định số 1294 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025. Trong đó, yêu cầu xây dựng quy định áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.
Bên cạnh đó, tại Kỳ họp bất thường hồi tháng 1 vừa qua, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo 1 luật sửa 8 luật, trong đó có Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt sẽ xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ở nhóm hàng này tại thời điểm hiện nay là chưa hợp lý. Bởi chỉ trong hơn 5 năm qua, đã thay đổi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt tới 2 lần.
Theo dự kiến, Chính phủ và các cơ quan liên quan sẽ xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiều loại đồ uống. Hiện mức thuế tiêu thụ đặc biệt với bia là 65%, rượu 35-65% tùy độ cồn dưới hay trên 20 độ. Vậy các chuyên gia trong ngành sẽ có ý kiến như thế nào về vấn đề này? Chúng tôi đã mời đến trường quay 2 vị khách mời:
- TS. NGUYÊN QUỐC VIỆT - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Bà CHU THỊ VÂN ANH – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA).
Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!