Diện mạo chùa Cầu Hội An trước ngày khánh thành

Sau 1,5 năm đại trùng tu, di tích chùa Cầu sẽ chính thức được khánh thành, mở cửa đón người dân và du khách đến tham quan từ 3/8.

 Phố cổ Hội An là một đô thị sở hữu nét đẹp cổ kính với những ngôi nhà được tô màu vàng, mái ngói nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn. Trong đó, chùa Cầu là một cây cầu cổ nằm trong khu phố này, còn được biết đến với tên gọi cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều.

Phố cổ Hội An là một đô thị sở hữu nét đẹp cổ kính với những ngôi nhà được tô màu vàng, mái ngói nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn. Trong đó, chùa Cầu là một cây cầu cổ nằm trong khu phố này, còn được biết đến với tên gọi cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều.

 Chùa Cầu được xây dựng vào cuối thế kỷ 16 - đầu thế kỷ 17, sau 400 năm tồn tại, công trình đã trải qua 7 lần đại trùng tu. Lần trùng tu gần nhất bắt đầu từ tháng 12/2022, kéo dài hơn 1,5 năm. Diện mạo cầu qua lần đại trùng tu nhận nhiều ý kiến trái chiều từ người dân và du khách vì "quá mới".

Chùa Cầu được xây dựng vào cuối thế kỷ 16 - đầu thế kỷ 17, sau 400 năm tồn tại, công trình đã trải qua 7 lần đại trùng tu. Lần trùng tu gần nhất bắt đầu từ tháng 12/2022, kéo dài hơn 1,5 năm. Diện mạo cầu qua lần đại trùng tu nhận nhiều ý kiến trái chiều từ người dân và du khách vì "quá mới".

 Dự kiến ngày 3/8, công trình chính thức được khánh thành nhân sự kiện "Giao lưu Văn hóa Hội An - Nhật Bản". Tuy nhiên, những ngày qua công trình này đã đón nhiều du khách ghé thăm.

Dự kiến ngày 3/8, công trình chính thức được khánh thành nhân sự kiện "Giao lưu Văn hóa Hội An - Nhật Bản". Tuy nhiên, những ngày qua công trình này đã đón nhiều du khách ghé thăm.

 Gia đình du khách đến từ châu Âu đang tạo chụp ảnh kỷ niệm cùng cây cầu biểu tượng của phố cổ Hội An.

Gia đình du khách đến từ châu Âu đang tạo chụp ảnh kỷ niệm cùng cây cầu biểu tượng của phố cổ Hội An.

 Trong quá trình trùng tu, chỉ những cấu kiện gỗ bị mục ruỗng mới được thay thế, các chi tiết còn sử dụng được một phần sẽ được chắp vá để giữ tối đa những yếu tố gốc của di tích.

Trong quá trình trùng tu, chỉ những cấu kiện gỗ bị mục ruỗng mới được thay thế, các chi tiết còn sử dụng được một phần sẽ được chắp vá để giữ tối đa những yếu tố gốc của di tích.

 Tượng Thiên Cẩu trấn giữ đầu Đông chùa Cầu hướng đường Trần Phú vẫn được giữ nguyên vị trí.

Tượng Thiên Cẩu trấn giữ đầu Đông chùa Cầu hướng đường Trần Phú vẫn được giữ nguyên vị trí.

 Đứng từ Chùa Cầu nhìn ra sông Hoài, du khách có thể cảm nhận được một phần nhịp sống của khu thương cảng xưa.

Đứng từ Chùa Cầu nhìn ra sông Hoài, du khách có thể cảm nhận được một phần nhịp sống của khu thương cảng xưa.

 Sau khi trùng tu, chùa Cầu được quét 2 lớp vôi dựa trên nguyên tác, màu sắc không thay đổi. Dự án tu bổ di tích chùa Cầu do UBND TP Hội An làm chủ đầu tư, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An quản lý thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng.

Sau khi trùng tu, chùa Cầu được quét 2 lớp vôi dựa trên nguyên tác, màu sắc không thay đổi. Dự án tu bổ di tích chùa Cầu do UBND TP Hội An làm chủ đầu tư, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An quản lý thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng.

 Đây vốn là địa điểm chụp ảnh check-in nổi tiếng ở Hội An, vì vậy nhiều du khách đã tranh thủ lưu lại kỷ niệm với di tích này.

Đây vốn là địa điểm chụp ảnh check-in nổi tiếng ở Hội An, vì vậy nhiều du khách đã tranh thủ lưu lại kỷ niệm với di tích này.

 Ẩn mình giữa phố cổ Hội An, Chùa Cầu đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1999. Vào dịp khánh thành, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An sẽ xuất bản tài liệu về quá trình trùng tu di tích chùa Cầu với tên gọi "Tu bổ di tích chùa Cầu".

Ẩn mình giữa phố cổ Hội An, Chùa Cầu đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1999. Vào dịp khánh thành, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An sẽ xuất bản tài liệu về quá trình trùng tu di tích chùa Cầu với tên gọi "Tu bổ di tích chùa Cầu".

Minh Hải

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/dien-mao-chua-cau-hoi-an-truoc-ngay-khanh-thanh-post1489436.html