Điều cấm kỵ khi bao sái ban thờ trước Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022

Chuyên gia phong thủy lưu ý một số điều cấm kỵ khi bao sái ban thờ trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Sau ngày ông Công ông Táo là khoảng thời gian để mỗi gia đình bao sái ban thờ, tỉa chân nhang. Theo quan niệm dân gian, đây là khoảng thời gian các quan được thờ đi chầu trời vắng, do đó tranh thủ lau dọn nhà cửa trước khi họ quay trở về.

Sau ngày ông Công ông Táo là khoảng thời gian để mỗi gia đình bao sái ban thờ, tỉa chân nhang. Các gia đình cần lưu ý những điều cấm kỵ

Sau ngày ông Công ông Táo là khoảng thời gian để mỗi gia đình bao sái ban thờ, tỉa chân nhang. Các gia đình cần lưu ý những điều cấm kỵ

Bao sái ban thờ, dọn dẹp sẽ giúp không gian thờ cúng sạch sẽ, thanh tịnh. Tuy nhiên các chuyên gia phong thủy cũng đưa ra một số lưu ý cần tránh.

Chuyên gia phong thủy Phạm Đạt chia sẻ, trong dọn dẹp ban thờ có 2 việc cùng phải được thực hiện là lau dọn ban thờ (còn gọi là bao sái ban thờ) và rút bớt chân hương (còn gọi là tỉa chân nhang). Do đó, gia chủ nên tỉa chân nhang trước rồi tới dọn dẹp bao sái sau.

Vị chuyên gia này lưu ý, trong quá trình dọn dẹp ban thờ tuyệt đối không làm di chuyển tôn tượng thần tài thổ địa và các bát hương, với những đồ vật còn lại thì có thể di chuyển.

Ông khuyên gia chủ không nên lau dọn ban thờ bằng rượu, bởi rượu có tính âm mạnh và cũng không phù hợp với một số gia đình có bàn thờ phật ở trên bàn gia tiên. Nên dùng gừng, quế, hồi hòa vào nước ấm để lau.

Khi lau dọn không gian thờ cúng đại kỵ để ánh sáng dương quang mặt trời chiếu rọi vào ban thờ, bát hương thờ. Gia chủ có thể bật đèn điện để lấy sáng chứ không mở toang cửa phòng thờ hay mở toang cửa sổ.

Chuyên gia phong Thủy Vương Thùy Lâm cũng lưu ý, trước ngày lau dọn bàn thờ, gia chủ nên kiêng ăn mắm tôm, tỏi, thịt chó, thịt mèo, ba ba, rùa, rắn, khỉ, kiêng uống rượu ngâm cao hổ, ngâm rắn...

Với các ngai thờ gia tiên hoặc bài vị thờ gia tiên bằng gỗ, lọ hoa sen gỗ, lục bình gỗ, bàn thờ gỗ, sập gỗ thì tránh dùng rượu gừng để lau, bởi sẽ làm hỏng vécni hoặc màu sơn son, thiếp vàng.

Khi lau rửa bài vị của tổ tiên hay tắm tượng (tượng Phật, tượng các vị thần tài...) thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.

Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của Thần Phật, bởi người xưa quan niệm như vậy Ɩà bất kính, mạo phạm với Thần Phật.

Cũng theo vị chuyên gia, khi bao sái bát hương, gia chủ lấy một tay giữ yên bát hương, một tay lau xung quanh bát hương, lau từ vòng Lưỡng long chầu nguyệt lau ra.

TS. Vũ Thế Khanh (Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng- UIA) chia sẻ thêm, trong quá trình tỉa chân nhang, gia chủ rút từng chút một cho tới khi còn một số lẻ trong bát hương (thường là 3, 5, 7, 9). Số chân nhang kia sẽ được mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây.

Ông Khanh đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc nơi ô uế.

PV

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/dieu-cam-ky-khi-bao-sai-ban-tho-truoc-tet-nguyen-dan-nham-dan-2022-d540840.html