Điều cấm kỵ khi ngủ trưa, cảnh báo tiềm ẩn bệnh nguy hiểm

Chợp mắt buổi trưa trong thời gian ngắn và vừa đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, ngủ trưa phải có tính khoa học, nếu không sẽ phản tác dụng. Có '4 điều cấm kỵ' trong giấc ngủ trưa dưới đây.

Chợp mắt buổi trưa trong thời gian ngắn và vừa đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, ngủ trưa phải có tính khoa học, nếu không sẽ phản tác dụng. Có “4 điều cấm kỵ” trong giấc ngủ trưa dưới đây.

Một số người nói rằng: " Nếu bạn không ngủ trưa sẽ ngã bệnh vào buổi chiều", trong khi có nhiều người lại nói: "Sau khi ngủ trưa, tôi cảm thấy khó chịu khắp người, tay chân tê liệt, liên tục ngáp, chóng mặt,..." đó là biểu hiện của giấc ngủ trưa sai cách và phản khoa học dẫn đến những tiềm ẩn bệnh nguy hiểm.

Tránh ngủ trưa quá lâu

Khoảng thời gian thích hợp là 30 đến 60 phút. Nếu thời gian quá dài, hệ thần kinh trung ương của não sẽ bị ức chế sâu, khiến các mao mạch của mô não đóng lại. Điều này sẽ làm giảm tương đối lưu lượng máu lên não và làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể dẫn đến tình trạng khó chịu sau khi thức dậy và buồn ngủ nhiều hơn.

Tránh ngủ trưa ngay sau bữa trưa

Tốt nhất là bắt đầu sau bữa trưa 30 phút. Sau bữa trưa, nhu động ruột tăng lên và lưu thông máu cũng nhanh hơn. Nếu ngủ vào thời điểm này, tim sẽ cung cấp ít máu hơn, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho toàn bộ cơ thể và não bộ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi thức dậy.

Tránh ngủ trưa khi đang ngồi

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi ngủ ngồi, nhịp tim của bạn sẽ chậm lại, mạch máu giãn ra và lưu lượng máu qua các cơ quan cũng chậm lại tương đối. Lượng máu lưu thông lên não tiếp tục giảm, gây ra tình trạng thiếu máu não dẫn đến chóng mặt, ù tai, chân yếu, mờ mắt và da mặt nhợt nhạt sau khi thức dậy. Người cao tuổi và những người có chức năng tim suy yếu cần đặc biệt chú ý.

Tránh đứng dậy ngay sau khi thức dậy

Đặc biệt đối với người cao tuổi, cần phải đứng dậy từ từ. Nên thực hiện ba bước "nửa phút": Nằm trên giường nửa phút sau khi thức dậy, ngồi cạnh giường với chân thõng xuống nửa phút sau khi ngồi dậy, đứng cạnh giường nửa phút, sau đó ra khỏi giường và đi lại. Việc đứng dậy đột ngột có thể dễ dẫn đến tình trạng cung cấp máu lên não không đủ, gây ra các tai nạn như té ngã.

Thời gian ngủ trưa của mỗi người là khác nhau. Khi già đi, chức năng của nhiều hệ thống cơ thể người cao tuổi suy giảm, khiến họ khó ngủ vào ban đêm và dễ thức dậy sớm vào buổi sáng. Tuy nhiên, một số người cao tuổi không cảm thấy sảng khoái khi thức dậy sau giấc ngủ ngắn. Thay vào đó, họ gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, hồi hộp, mệt mỏi...

Làm thế nào để ngủ trưa một cách lành mạnh?

Nếu không có giường, hãy sử dụng ghế dài và sắm gối kê cổ, tránh nằm sấp khi ngủ càng nhiều càng tốt. Không nên ngủ khi ngồi. Mỗi lần ngủ trưa không nên quá 30 phút. Nếu giấc ngủ trưa quá dài, nó sẽ dễ làm giảm nhu cầu ngủ vào ban đêm và phá vỡ chu kỳ ngủ ban đầu.

Những người đeo kính áp tròng, hãy nhớ tháo kính ra trước khi ngủ trưa để tránh đau mắt. Nghỉ ngơi một chút sau bữa ăn và sau đó ngủ trưa. Hãy thức dậy ngay sau giấc ngủ ngắn, rửa mặt và uống một tách trà nóng để giúp phục hồi năng lượng.

Lưu ý, trên thực tế, không phải tất cả người lớn tuổi đều thích hợp để ngủ trưa. Ví dụ, người cao tuổi có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn 20%, hoặc những người có rối loạn nghiêm trọng về hệ tuần hoàn máu, đặc biệt là những người thường xuyên bị chóng mặt do hẹp mạch máu não thì không nên ngủ trưa. Do nhịp tim tương đối chậm khi ngủ và lưu lượng máu lên não giảm nên dễ gây ra tình trạng cung cấp máu tạm thời cho não ở người cao tuổi không đủ, gây rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật và gây ra các bệnh khác.

Hoàng Ly (Theo Aboluowang)

Nguồn Tiêu Dùng: https://tieudung.giadinhonline.vn/dieu-cam-ky-khi-ngu-trua-canh-bao-tiem-an-benh-nguy-hiem-d10693.html