Điều gì tạo nên khối vật chất lớn bất thường trên Mặt trăng?
Vùng khuất của Mặt trăng có một khối vật chất cực kì lớn nằm ở phía cực Nam làm đau đầu giới khoa học.
Vùng trũng Nam cực - Aitken là một miệng núi lửa lớn tạo ra bởi các hoạt động địa chất từ rất lâu trên Mặt trăng, với đường kính khoảng 2.500 km.
Bên dưới lưu vực này có một cấu trúc vật chất khối lượng lớn bất thường, kéo dài ít nhất 300 km xuống lòng đất, sâu hơn 10 lần so với vỏ Trái Đất. Các nhà khoa học cho rằng đây là tàn dư của hoạt động địa chất tạo ra miệng núi lửa.
Theo Geophysical Research Letters, kết quả phân tích cho thấy phần vật chất trên bề mặt lòng miệng hố núi lửa có khối lượng xấp xỉ 2,18 tỉ tỉ (2,18 x 10^18) kg. Khối lượng này tương đương với tiểu hành tinh cỡ lớn.
Nhóm nghiên cứu đưa ra 2 lý do cho sự xuất hiện của khối vật chất này. Có thể những kiến tạo làm một số vật liệu nhất định tập trung bên dưới miệng hố trong lúc bề mặt Mặt trăng nguội lạnh. Hoặc khối vật chất này có thể là bề nổi của lõi kim loại khổng lồ dưới bề mặt sau các đợt hoạt động địa chất.
Cả 2 giả thuyết về khối vật chất này cần được xem xét kỹ lưỡng hơn, bởi nó có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về lịch sử Mặt trăng.
Nếu nó được sinh ra bởi một va chạm, và nằm trong khu vực 400 km về phía đông nam trung tâm miệng núi lửa, nó có thể cho ta biết thêm về sự tác động của núi lửa. Còn nếu là do sự kết tinh không đồng đều của dung nham, giới khoa học sẽ có thêm nhiều điều cần giải đáp.
Hai nguồn dữ liệu đã được sử dụng trong nghiên cứu về cấu trúc vật chất này bao gồm dữ liệu địa hình từ Vệ tinh laser đo độ cao trên Mặt trăng (Lunar Orbiter Laser Altimeter) của Tàu trinh sát trên quỹ đạo Mặt trăng (Lunar Reconnaissance Orbiter) và dữ liệu trọng lực toàn cầu từ Phòng thí nghiệm Phục hồi Trọng Lực kín (Gravity Recovery Interior Laboratory).
Nhiều điều thú vị về Mặt trăng được mở ra gần đây một phần nhờ việc Trung Quốc cho đáp tàu vũ trụ Hằng Nga 4 lên vùng khuất của ngôi sao này. Ngoài ra, nó còn bởi Mỹ đang muốn đưa người trở lại Mặt trăng.