Điều ít người biết về chúa tể Attila của người Hung Nô

Theo một ghi chép của nhà sử học người La Mã Priscus, người đã gặp gỡ trực tiếp Attila, nhà cai trị của người Hung Nô là một người thông minh và rất giản dị trong cách ăn mặc, dù cũng có thể nổi cơn thịnh nộ bất cứ lúc nào...

Là người đứng đầu đế chế hùng mạnh của người Hung Nô từ năm 440 đến năm 453 SCN, Attila được các sử gia nhìn nhận như một trong những nhà cai trị tàn bạo nhất trong lịch sử.

Là người đứng đầu đế chế hùng mạnh của người Hung Nô từ năm 440 đến năm 453 SCN, Attila được các sử gia nhìn nhận như một trong những nhà cai trị tàn bạo nhất trong lịch sử.

Ngược dòng thời gian, Attila được sinh ra gần bờ sông Volga khi tộc người Hung Nô đang định cư ở vùng đất mà nay là Hungary. Trở thành vua của người Hung Nô năm 433, ban đầu ông cai trị cùng với anh trai là Bleda. Năm 440, ông giết Bleda để độc tôn ngôi vị

Ngược dòng thời gian, Attila được sinh ra gần bờ sông Volga khi tộc người Hung Nô đang định cư ở vùng đất mà nay là Hungary. Trở thành vua của người Hung Nô năm 433, ban đầu ông cai trị cùng với anh trai là Bleda. Năm 440, ông giết Bleda để độc tôn ngôi vị

Dưới sự trị vì của Attila, quyền lực của đế chế Hung Nô đạt đến đỉnh cao. Các đạo quân hùng mạnh của Hung Nô khi đó đã đánh bại và đặt kiểm soát lên nhiều dân tộc German láng giềng của đế chế La Mã như Goth, Gepids, Rugi, Heruli...

Dưới sự trị vì của Attila, quyền lực của đế chế Hung Nô đạt đến đỉnh cao. Các đạo quân hùng mạnh của Hung Nô khi đó đã đánh bại và đặt kiểm soát lên nhiều dân tộc German láng giềng của đế chế La Mã như Goth, Gepids, Rugi, Heruli...

Attila đã khởi động chiến tranh từ vùng Đại đồng bằng Hungary trong hai chiến dịch lớn để chống lại đế chế Đông La Mã vào năm 442 và 447 SCN. Ông chiếm nhiều thành phố lớn ở khu vực Balkan và đánh bại các đội quân của đế quốc này trong các trận chiến mở.

Attila đã khởi động chiến tranh từ vùng Đại đồng bằng Hungary trong hai chiến dịch lớn để chống lại đế chế Đông La Mã vào năm 442 và 447 SCN. Ông chiếm nhiều thành phố lớn ở khu vực Balkan và đánh bại các đội quân của đế quốc này trong các trận chiến mở.

Sau cuộc chiến, ngoài số chiến lợi phẩm khổng lồ, người Hung Nô còn nhận được 907 kg vàng cống nạp hằng năm của thành Constantinople. Họ trở nên rất giàu có, và điều này được thể hiện trong một loạt ngôi mộ xa hoa của người Hung được tìm thấy ở Trung Âu.

Sau cuộc chiến, ngoài số chiến lợi phẩm khổng lồ, người Hung Nô còn nhận được 907 kg vàng cống nạp hằng năm của thành Constantinople. Họ trở nên rất giàu có, và điều này được thể hiện trong một loạt ngôi mộ xa hoa của người Hung được tìm thấy ở Trung Âu.

Năm 451 và 452 SCN, Attila hướng về phía Tây, lần lượt tấn công xứ Gaul và Italia. Một lần nữa, các cuộc chiến này không nhằm mục tiêu chinh phạt mà để cướp bóc của cải. Tuy nhiên, cả hai cuộc chiến đều không hoàn toàn thắng lợi.

Năm 451 và 452 SCN, Attila hướng về phía Tây, lần lượt tấn công xứ Gaul và Italia. Một lần nữa, các cuộc chiến này không nhằm mục tiêu chinh phạt mà để cướp bóc của cải. Tuy nhiên, cả hai cuộc chiến đều không hoàn toàn thắng lợi.

Attila đã rút lui khỏi xứ Gaul sau khi bại trận ở Đồng bằng Catalaunia và rút lui khỏi Italia sau khi quân đội của ông bị tàn phá bởi dịch bệnh. Năm 453 SCN, giữa những ngày lễ cưới của ông đang diễn ra, Attila đã mất vì xuất huyết vào đêm cuối cùng.

Attila đã rút lui khỏi xứ Gaul sau khi bại trận ở Đồng bằng Catalaunia và rút lui khỏi Italia sau khi quân đội của ông bị tàn phá bởi dịch bệnh. Năm 453 SCN, giữa những ngày lễ cưới của ông đang diễn ra, Attila đã mất vì xuất huyết vào đêm cuối cùng.

Khi Attila qua đời, những người con trai của ông đã tranh chấp nhau quyền kế vị, và các dân tộc German lệ thuộc đã nhân cơ hội này giành độc lập. Điều này đã khiến sức mạnh của đế chế Hung Nô lụi tàn.

Khi Attila qua đời, những người con trai của ông đã tranh chấp nhau quyền kế vị, và các dân tộc German lệ thuộc đã nhân cơ hội này giành độc lập. Điều này đã khiến sức mạnh của đế chế Hung Nô lụi tàn.

Theo một ghi chép của nhà sử học người La Mã Priscus, người đã gặp gỡ trực tiếp Attila, nhà cai trị của người Hung Nô là một người thông minh và rất giản dị trong cách ăn mặc, dù cũng có thể nổi cơn thịnh nộ bất cứ lúc nào...

Theo một ghi chép của nhà sử học người La Mã Priscus, người đã gặp gỡ trực tiếp Attila, nhà cai trị của người Hung Nô là một người thông minh và rất giản dị trong cách ăn mặc, dù cũng có thể nổi cơn thịnh nộ bất cứ lúc nào...

Mời quý độc giả xem video: Nhà thờ Đức Bà Paris | VTV.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/tham-cung/dieu-it-nguoi-biet-ve-chua-te-attila-cua-nguoi-hung-no-1554003.html