Điều thú vị ít người biết về nguồn gốc ra đời của một số bài quốc ca trên thế giới
Các bài quốc ca thường được sử dụng cho các dịp lễ trọng, ngày lễ hay sự kiện thể thao... để bày tỏ lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu đất nước. Bên cạnh đó, những bài quốc ca cùng với các cuộc tuần hành trang nghiêm cũng đóng vai trò là một cửa sổ để thế giới nhìn vào lịch sử văn hóa và chính trị của mỗi đất nước.
1. Quốc ca Mỹ - The Star-Spangled Banner
Câu chuyện đằng sau bài quốc ca của nước Mỹ bắt nguồn từ trận chiến Baltimore năm 1812. Vào tháng 9/1814, luật sư người Mỹ Francis Scott Key đã lên đường đến hạm đội Anh ở vịnh Chesapeake để thương lượng về việc thả một người bạn đang bị giam cầm. Bị giam giữ qua đêm, anh ta thở hổn hển khi quân Anh di chuyển ở Baltimore và dội hơn 1.800 quả đạn pháo xuống pháo đài McHenry gần đó. Một thất bại dường như sắp xảy ra, nhưng đến khi bình minh, Key vui mừng khôn xiết khi thấy lá cờ Mỹ vẫn vẫy trên pháo đài - một dấu hiệu rõ ràng rằng nó chưa rơi vào tay quân Anh.
Key viết nguệch ngoạc bài thơ trở thành “The Star-Spangled Banner” vào ngày hôm đó và đến ngày 20/9, những lời yêu nước của ông đã được đăng trên một tờ báo Baltimore. Trớ trêu thay, bài hát này lại được viết trên một giai điệu của Anh, sau đó trở nên phổ biến trong các lực lượng vũ trang. Đến năm 1931, nó mới chính thức được sử dụng làm quốc ca Mỹ.
2. Quốc ca Mexico
Francisco Gonzalez Bocanegra đã giành chiến thắng trong cuộc thi toàn quốc để viết “Himno Nacional” (quốc ca) của Mexico vào năm 1853, mặc dù ông không hề mong muốn điều này. Là một nhà thơ có kĩ năng điêu luyện, Bocanegra quan tâm đến việc sáng tác những câu thơ hay hơn là viết lời bài hát về nội dung yêu nước. Ban đầu, ông còn chống lại lời kêu gọi của Tổng thống Santa Anna về việc viết các bài hát trở thành quốc ca.
Tương truyền rằng, vị hôn thê trẻ tuổi của ông chắc chắn rằng ông có thể giành chiến thắng cuộc thi đến nỗi cô ấy nhốt ông trong phòng ngủ và ra lệnh ông phải viết đơn tham gia cuộc thi để đổi lấy tự do. Chỉ bốn giờ sau, Bocanegra nổi lên với một bài thơ mười câu ca ngợi các cuộc đấu tranh và di sản cách mạng của Mexico. Sau đó, với sự nỗ lực miễn cưỡng, bài thơ đã được phổ nhạc và chọn làm quốc ca mới của đất nước.
3. Quốc ca Anh - God Save the Queen
Quốc ca của Anh là một trong những bài hát quốc gia nổi tiếng nhất thế giới và thường bị sao chép, tuy nhiên nguồn gốc của nó vẫn được che giấu một cách bí ẩn. Lời bài hát và giai điệu lần đầu tiên xuất hiện trên các tạp chí và album âm nhạc vào khoảng năm 1745, khi chúng được biểu diễn để thể hiện sự ủng hộ đối với Vua George II trong cuộc nổi dậy cuối cùng của Jacobite. Nhưng đến giờ, tác giả thực sự của bài hát vẫn không được biết đến. Các ứng cử viên có thể bao gồm: nghệ sĩ organ kiêm nhạc sĩ John Bull, nhà soạn nhạc baroque Henry Purcell và nhà viết kịch Henry Carey.
“God Save the Queen” sau này đã trở thành một mô tuýp phổ biến với các nhà soạn nhạc như: Beethoven, Handel và Brahms. Vào đầu thế kỷ 19, nó được coi là quốc ca không chính thức của chế độ quân chủ. Bài hát cũng truyền cảm hứng cho rất nhiều bài hát nói về lòng yêu nước trên thế giới.
4. Quốc ca Cuba - Bayamo Anthem
Bài hát Bayamo Anthem của Cuba được nảy sinh trong cuộc Chiến tranh Mười Năm - một trong những nỗ lực ban đầu của đảo quốc này nhằm giành độc lập từ Tây Ban Nha.
Luật sư, nhạc sĩ và thủ lĩnh lực lượng cách mạng Pedro “Perucho” Figueredo ban đầu sáng tác giai điệu vào năm 1867, nhưng bài hát không có lời. Cho đến tháng 10/1868, khi các lực lượng cách mạng tuyên bố giải phóng thành phố Bayamo, những người chiến đấu vì tự do đang ăn mừng thì Perucho vẫn đang trên lưng ngựa, lấy một tờ giấy nháp trong túi và viết vội hai câu ca ngợi tinh thần cách mạng của Cuba.
Bài hát đã trở thành một bài thánh ca chiến đấu nổi tiếng của các lực lượng Cuba, nhưng Perucho sau đó đã bị bắt và bị xử bắn vào năm 1870. Ngay trước khi bị bắn, ông được cho là đã hét lên một trong những câu nổi tiếng nhất trong bài quốc ca: "Ai là người hi sinh để cho Tổ quốc được sống!”.